Chuyên Gia Bàn và Luận
Ngành nào sẽ bị cạnh tranh nhiều nhất từ Liên minh Kinh tế Á – Âu? Phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị, thủy sản, đồ gỗ, giấy, nông sản… được nhập khẩu nhiều nhất từ Liên minh Kinh tế Á – Âu. Mặc dù các dòng thuế được cắt giảm theo lộ trình để bảo vệ sản xuất trong nước, song nhiều chuyên gia và Hiệp hội vẫn lo ngại việc chưa xem xét và tham vấn kỹ lưỡng lộ trình cắt giảm thuế một số mặt hàng có thể là mối “đe dọa” cho các ngành sản xuất nội địa.  Xem chi tiết »
Luật Đầu tư và Luật DN 2014 có hiệu lực pháp luật: Những quy định mở có nguy cơ bị “gặm nhấm” Luật Đầu tư và Luật DN 2014 bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2015 với rất nhiều quy định tiến bộ, bảo vệ quyền tự do đầu tư, kinh doanh của người dân và DN. Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI lo ngại, các văn bản quy phạm pháp luật ra sau có xu hướng “gặm nhấm” những quy định cởi mở của hai luật trên.  Xem chi tiết »
Cẩn trọng với nhập siêu Qua 3 năm liên tục xuất siêu, Việt Nam đã cải thiện được cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm nay, nhập siêu đang có xu hướng đậm dần, khoảng 3,8 tỷ USD, khoảng 4,7% so với kim ngạch xuất khẩu, so với chỉ tiêu QH giao năm 2015 là 5%… Thực tế đòi hỏi cần có chính sách cải thiện tình hình để đạt được đúng mục tiêu đề ra.  Xem chi tiết »
Thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 90% doanh nghiệp trong cả nước và hầu như vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu. Nếu vay được vốn, DN cũng chỉ đủ lực để có thể mua máy đã qua sử dụng, hoặc máy móc giá rẻ từ Trung Quốc.  Xem chi tiết »
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Châu Á và Việt Nam Thời gian gần đây, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách có chọn lọc thay vì ồ ạt như trước đã được dư luận đề cập nhiều hơn. Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các quốc gia trong khu vực vốn có trình độ, văn hóa tương đồng, Việt Nam có thể rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về thu hút nguồn vốn đầutư trực tiếp nước ngoài.  Xem chi tiết »
Sản phẩm mới - bí quyết thu hút người tiêu dùng Việt Người tiêu dùng (NTD) Việt Nam có "ái lực" mạnh mẽ đối với những thương hiệu luôn có sản phẩm mới (SPM). Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thích được sử dụng SPM nhiều nhất trong khu vực, theo báo cáo mới công bố của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen.  Xem chi tiết »
Hợp đồng tương lai: Phòng ngừa rủi ro về giá Sự biến động giá cả hàng hóa được xem là một trong những rủi ro lớn đối với các doanh nghiệp (DN) có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cố định giá trong một thời gian dài. Bởi đối với đa số DN sản xuất, sản phẩm đầu ra thường được ký hợp đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, vì vậy khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm đã cố định từ trước thì nguy cơ thua lỗ là rất lớn. Tuy nhiên, các DN có thể phòng ngừa rủi ro này bằng cách sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh, trong đó hợp đồng tương lai là giải pháp hiệu quả.  Xem chi tiết »
Chính sách thuế bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam Trước vấn đề ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế bền vững, bài viết đánh giá những chính sách của Chính phủ trong giải quyết bài toán ô nhiễm, dung hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân, gia tăng phúc lợi cho cộng đồng. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ đề cập các chính sách mà Việt Nam đang áp dụng, trong đó có chính sách thuế cũng như khả năng vận dụng các biện pháp khác trong tương lai nhằm đối phó với ônhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.  Xem chi tiết »
Đổi mới cơ chế quản lý - Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tháng 11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ đã vạch ra mục tiêu phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ trong giai đoạn mới. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn đã và đang được các bộ, ngành triển khai rất tích cực nhằm tạo bước chuyển biến mới về chính sách quản lý vàcơ chế tài chính đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ.  Xem chi tiết »
Trở thành công xưởng của thế giới: Cơ hội và thách thức của Việt Nam Là thành viên ASEAN và là một trong những điểm đến hấp dẫn của FDI, Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành một trong những công xưởng của khu vực và thế giới.  Xem chi tiết »
Tác động của các Hiệp định thương mại tới doanh nghiệp Việt Nam Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong nước cũng như nước ngoài thì các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đã mở ra những cơ hội vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp về nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, về dòng vốn đầu tư, về nguồn lực lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn thời mở cửa và hội nhập mà nếu không biết điều chỉnh kịp thời thì có thể những khó khăn này sẽ thành những rào cản cho các doanh nghiệp phát triển.  Xem chi tiết »
Làm gì để hưởng lợi từ hội nhập? Cả Chính phủ và các doanh nghiệp tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2015 cùng xới xáo hàng loạt vấn đề để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội kinh doanh – đầu tư nào từ hội nhập.  Xem chi tiết »
Hiển thị 193 đến 204 trong 1261 tin tức
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 258
   Truy cập trong ngày : 3745
   Tổng số truy cập : 28129866
Logo thương hiệu Việt