Khai phá những con đường chưa có dấu chân HAPRO 5/28/2015 10:33:10 AM
Ông Nguyễn Hữu Thắng, chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro): "là doanh ngiệp kinh doanh thương mại, nếu còn những con đường có thể đi tới, thì chúng tôi phải tiếp tục khai phá. Lợi nhuận ở những thị trường truyền thống có thể ổn định nhưng không còn cơ hội để đột phá".
Ông Nguyễn Hữu Thắng - chủ tịch HĐTV Hapro

Tham vọng vùng đất mới

Đến sớm hơn lịch hẹn làm việc với ông Nguyễn Hữu Thắng, chủ tịch HĐTV Hapro về kế hoạch lấn sân sang tận Châu Phi, châu Mỹ Latin mà Hapro đang khởi động, ông Thắng nhiệt tình mời chúng tôi tham dự luôn buổi làm việc bàn cách tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với lãnh đạo huyện Thanh Hà.

Nghe đâu, Hapro và một số công ty thành viên sẽ có buổi làm việc chính thức với các đầu mối để thực hiện kế hoạch đưa vải Thanh Hà về Hà Nội đúng hàng, đứng giá, đúng thời điểm. Hapro sẽ triển khai các dấu hiệu nhận diện được công bố rộng khắp...

Chưa đầy một tháng nữa là vải thiều Thanh Hà vào cụ chính, nếu không nhanh, rất có thể lại thêm một vụ "được mùa, ép giá", người nông dân lại khổ. Ông Thắng còn lo, thương hiệu đặc sản vải thiều Thanh Hà không được nhận diện đúng, bị tráo đổi, rồi sẽ mai một đi ngay trong lòng những người dân Hà Nội vốn bao đời với vải thiều Thanh Hà...

"Chúng tôi sẽ có cam kết được kí bởi các bên để Hapro tham gia vào bình ổn thị trường vải thiều, đảm bảo người dân không bị ép giá khi vải chín rộ. Trong lúc này, để bình ổn thị trượng nông sản, cả nông dân, doanh nghiệp và cả chính quyền địa phương phải cùng vào cuộc thực sự trách nhiệm", ông Thắng phân trần khi cuộc làm việc với chúng tôi bị chậm lại.

- Thưa ông, làm việc với trực tiếp người nông dân nhiều khi rất rủi ro, khi họ sẵn sằng phá hợp đồng để bán cho người trả giá cao hơn, dù không biết có lâu dài không. Mà chuyện này xảy ra khá thường xuyên...

Khó trách người nông dân, nhất là khi các chiêu bài làm giá thị trường của không ít người đã làm họ điêu đứng hết vụ này sang vụ khác. Vấn đề ở đây là bàn tay của Nhà nước và sự tham gia của những doanh nghiệp có trách nhiệm.

Tôi muốn nhấn mạnh hai chữ trách nhiệm, bởi không dễ để giữ được điều này trong khi thị trường nông sản vốn vẫn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ và thói quen kinh doanh theo phong trào của người nông dân. Không chỉ với vải thiều Thanh Hà tới đây mà Hapro đã có kinh nghiệm khi triển khai hệ thống phân phối rau an toàn.

Chúng tôi phải đảm bảo được chất lượng nông sản an toàn, có kiểm định, đóng gói, vận chuyển và bảo quản đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. Nhưng để có được sản phẩm đầu ra tốt, người nông dân phải đảm bảo cam kết về quy trình thu hoạch, số lượng hàng hóa và giá cả đầu tư vào, điều này không dễ. Chúng tôi phải tuyên truyền, sâu sát với từng hộ nông dân, cho họ thấy được lợi ích lâu dài khi sản phẩm của họ có đầu ra ổn định, giá cả phù hợp. Điều quan trọng là chúng tôi phải làm việc với chính quyền tại địa bàn để có sự phối hợp trong cách làm một cách trực tiếp.

Là doanh nghiệp thương mại, khó khăn là đương nhiên, nhưng công việc vẫn phải tiến hành. Vấn đề là cách làm.

- Phải chăng đây cũng là lí do mà trong hai năm nay, các chuyến đi Châu Phi, đi Cu Ba của người Hapro cứ tăng dần lên, thưa ông?

Lâu nay, Hapro vẫn trung thành với các thị trường truyền thống, như EU, Mỹ, Nhật Bản - những thị trường đã làm nên thương hiệu Hapro nhiều năm qua. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 281 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD, đến chủ yếu từ các thị trường truyền thống.

Nhưng thế giới rộng mở, chúng tôi không muốn giới hạn vùng ảnh hưởng của Hapro, nhất là khi cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng.

Với thị trường Châu Phi, Cu Ba, Myanmar, ... chúng tôi xác định đây là những thị trường đầy tiềm năng nhưng đầy thách thức. Tiềm năng vì đây là thị trường khá dễ tính, nhu cầu hàng hóa lớn với số dân đông, sản xuất chưa phát triển. Có thể nói, hàng gì đưa sang thị trường này cũng có thể bán được.

Nhưng khó khăn là sự an toàn trong các thương vụ kinh doanh khi hệ thống chính trị, pháp luật... của nhiều nước đang trong giai đoạn phát triển. Đừng bao giờ mong bán hàng cho thị trường này qua email, qua mở L/C như với thị trường các quốc gia phát triển.

So sánh một cách đơn gian dễ hiểu thì chúng tôi có thể buôn bán với khách hàng ở EU, ở Mỹ, Nhật Bản mà không cần biết mặt họ, còn với các thị trường châu Phi, chúng tôi phải đưa người của mình sang bán hàng.

Nhưng, khó không có nghĩa là không thể làm dược. Vấn đề là chúng tôi nhìn thấy cơ hội, thấy lợi nhuận và phải tận dụng được những cơ hội này.

Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thị trường, thúc đẩy các hoạt động thương mại tại khu vực thị trường này.

Cho đến thời điểm này, Hapro đã có mặt trên 70 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng châu Phi vẫn đang là vùng đất mới, có những nơi rất ít người Việt Nam biết tới, chứ chưa nói đến người của Hapro. Trước mắt, ông Thắng cho biết, các công ty thành viên của Hapro sẽ đầu tư và lĩnh vực chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc, chế biến thực phẩm và xây dựng kho và mạng lưới cửa hàng, khách hàng phục vụ cho việc tiêu thụ gạo và hàng nhu yếu phẩm sản xuất tại Việt Nam...

Trong kế hoạch tầm trung, Hapro và các công ty thành viên dự kiến sẽ đầu tư vào lĩnh vực đánh bắt cá và chế biến hải sản đi đôi với các dự án trồng rau, hoa, phát triển và thu mua hạt điều tại một số nước.

- Như vậy là Hapro đã hoàn tất kế hoạch hiện diện trên đủ 5 châu lục. Vậy, cơ cấu thị trường châu Phi tới đây sẽ như thế nào trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro?

Chúng tôi khống muốn nói trước điều gì. Vì thực sự, đây là thị trường ẩn chứa nhiều khó khăn, nhiều rủi ro. Sự có mặt của Hapro tại Angola, Mozambique... cũng chỉ là bước đầu cho kế hoạch đặt chân sâu hơn vào thị trường châu Phi. Chúng tôi sẽ từng bước triển khai, từng bước tháo gỡ khó khăn để khai thác hiệu quả thị trường này.

Tôi nói vậy là bởi, có tận mắt đặt chân lên các quốc gia châu Phi, mới thấy chúng ta hiểu về họ chưa nhiều, nhiều chỗ còn chưa đúng. Châu Phi nóng, đúng nhưng có những vùng đất thời tiết ôn hòa, khí hậu mát mẻ. Châu Phi nghèo, đúng nhưng rất nhiều quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên,..., nếu biết liên kết để khai thác, để tổ chức sản xuất, cơ hội kinh doanh có thể nói là không có biên giới. Điểm mạnh nữa là hàng Việt Nam có thể tham gia hầu hết các phân khúc và được người tiêu dùng ở đây chấp nhận.

Nhưng điểm yếu của doanh nghiệp Việt là khoảng cách xa xôi, chi phí vận chuyển lớn, chưa thấu hiểu thông thổ, đặc biệt là chưa liên kết được với nhau để giảm thiểu rủi ro, nhân sức mạnh để cạnh tranh.

Ở vùng đất này, các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ, Li Băng đang có sự phát triển mạnh mẽ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam chậm chân hơn nữa, có thể cơ hội sẽ không còn nhiều.

Trăn trở liên kết

Ông Thắng đã từng kể, Hapro đã chọn Angola không chỉ bới đây là thị trường cửa ngõ ở khu vực Trung và Nam Phi, dân số và diện tích khá lớn, có nền kinh tế đang từng bước được tái thiết sau hơn 20 năm nội chiến, mà quan trọng là ở đây có đội ngũ chuyên gia người Việt Nam đã ghi tên Việt Nam, thương hiệu Việt Nam hàng chục năm trước trong lòng người dân Angola biết và yêu mến người Việt Nam, yêu mến hàng hóa Việt Nam. Nhất là sau khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Angola được kí lại năm 2008, trao đổi thương mại giữa 2 nước đã có sự phát triển tích cực. Năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 127 triệu USD|, tăng khoảng 10,3% so với năm 2012. Mặt hàng gạo và dệt may có kim ngạch cao nhất và thường xuyên trong top các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này, ngoài ra còn clanhke, sản phẩm kim loại thường, hàng hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa...

Nhưng, ông Thắng nói, nếu chỉ có một mình Hapro, tham vọng mở rộng thị trường châu Phi không hề dễ dàng.

- Ông nghĩ thế nào về sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường châu Phi? Chúng ta có thể nhanh chân chiếm lĩnh vùng đất mới này không?

Tại sao không, nhưng để làm được phải có cách làm, mà ở đây, theo tôi có lẽ phải kêu gọi sự tham gia của những doanh nghiệp đi đầu và mối liên kết giữa doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với Nhà nước.

Ở đây, tối muốn chia sẻ câu chuyện về Angola. Trước khi chọn Angola để nghiên cứu đặt cơ sở tại châu Phi, tôi đã làm việc với nhiều bộ ngành và lãnh đạo các tỉnh, thành phố của Angola. Tôi nhận ra rằng, Angola là mảnh đất đầy triển vọng để Hapro đẩy mạnh hoạt động phân phối, xuất khẩu hàng Việt Nam vào nước này và các nước trong khu vực vì người dân Angola đã biết và tin tưởng người Việt Nam, từ đó, họ tin tưởng hàng Việt Nam.

Có được điều này là nhờ công những chuyên gia Việt nam làm việc tại Angola trong các dự án phát triển nông nghiệp, y tế giữa hai nước nhiều năm trước, nhờ Hiệp định tự do thương mại song phương đã được kí kết.

Do vậy, chúng tôi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, hàng hóa made in Viet Nam với chính quyền Angola. Công việc tiếp theo là chúng tôi duy trì phát triển niềm tin này bằng uy tín thương hiệu của Hapro.

- Nếu có sự thành công của Hapro tai Angola, cũng như sự thành cồn của Viettel tại Mozambique, sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khác dấn thân, thưa ông?

Tôi mong muốn điều đó.

Chúng tôi cũng có thể trở thành đầu mối để các doanh nghieepk khác cùng tham gia vào chuỗi phân phối hàng Việt Nam tại Angola và châu Phi. Khi đó, việc khai thác cơ hội từ thị trường châu Phi sẽ không phải là của một vài doanh nghiệp như hiện nay, mà là của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Khi đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hàng hóa Việt nam tại thị trường này sẽ tăng lên nhờ tận dụng thế mạnh của nhau để giảm chi phí, chứ không phải là cạnh tranh trực diện với nhau.

Cũng phải nói thêm, làm ăn ở thị trường này rất cần hệ thống chân rết của các doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như Viettel đã có mặt tại 146 huyện trên toàn nước Mozambique, có nghĩa là 146 đầu mối mà doanh nghiệp Việt Nam có thể kết nối để có thông tin về thị trường, hàng hóa, vì tại vùng đất này, chưa thể làm ăn qua mạng như các thị trường truyền thông được.

Cùng với đó là sự hỗ trợ về quan hệ ngoại giao, kinh tế của Nhà nước với các nước châu Phi, sự mở đường cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho ngoại quan tại đây để đưa hàng Việt Nam vào. Phần trách nhiệm của các doanh nghiệp là nghiên cứu kỹ thị trường, quy định pháp lý và thông lệ kinh doanh để có kế hoạch đầu tư, kinh doanh bài bản...

Nếu có được những điều kiện này, thì việc đặt chân của doanh nghiệp Việt Nam tại vùng đất mới như châu Phi, châu Mỹ Latin, Myan-mar... cũng không quá khó.

- Vẫn phải có một câu hỏi cuối dành cho ông, rằng tại sao Hapro lại chọn cách đi đầu vào một nơi khó khăn như vậy?

Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nếu còn những con đường có thể đi tới, thì chúng tôi phải tiếp tục khai phá. Lợi nhuận ở những thị trường truyền thống có thể ổn định nhưng không còn cơ hội phát triển.

Tất nhiên, thị trường mới là là thách thức mới, đòi hỏi năng lực của những người khai phá. Với kinh nghiệm làm ăn trên 70 nước, chúng tôi tin là Hapro là một trong những doanh nghiệp khai phá thành công các thị trường mới...

Theo Tuyết Ánh - Thương gia Số 5/2015.

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 20
   Truy cập trong ngày : 2002
   Tổng số truy cập : 28118375
Logo thương hiệu Việt