Thứ nào tệ hơn: cuộc chiến đường (trái) chống xirô bắp (phải). Ảnh: TL
Chỉ có điều kiến nghị kia không tiết lộ chuyện Công dân vì sức khoẻ – vốn cho rằng mình là “tiếng nói của người tiêu dùng tự bảo vệ sức khoẻ”, đã được các công ty đường lót tay một số tiền lớn, vì họ vẫn coi xirô bắp như là một đe doạ đối với lợi nhuận của mình. Từ năm 2011, theo một tài liệu nội bộ, nhóm phi lợi nhuận này đã nhận ít nhất 500.000 USD của ngành công nghiệp đường, nhằm tác động đến việc hoạch định chính sách của Washington.
Từ bỏ các nhà vận động hành lang truyền thống, các công ty đang đầu tư vào những sứ giả khác như các nhóm phi lợi nhuận hoặc các học giả vốn có thể cung cấp chứng cứ của chuyên gia, tạo nên các bài báo và làm thay đổi ý kiến quần chúng ảnh hưởng đến các quyết định của nhà nước.
Lối tiếp cận mới thiếu sự minh bạch theo quy định truyền thống là các nhà vận động hành lang có đăng ký phải cung cấp được những chi tiết về việc công ty quan hệ với đại biểu quốc hội và các cơ quan quản lý.
Xu thế mới theo hướng “vận động mềm” thể hiện rõ ràng trong các dữ liệu mới. Các công ty lớn đang ngày càng ít thuê các nhà vận động hành lang có đăng ký tại thủ đô. Bằng chứng là số tiền chi tiêu cho khoản này giảm xuống trong năm 2013 – liên tục thấp trong năm năm vừa qua, theo trung tâm Chính sách phản ứng.
Nổi bật lên trong các tài liệu mới là hai nhóm công nghiệp cạnh tranh lớn – hiệp hội Đường và hiệp hội Chưng cất bắp – đã dùng những chiến thuật tạo ảnh hưởng khác để bảo vệ vị trí của họ trên một thị trường thực phẩm đang nâng cao ý thức về sức khoẻ.
Đường và bắp cạnh tranh quyết liệt từ những năm 1980, khi xirô bắp trở nên một trong những ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, vì chất ngọt này được chọn như là một thứ thay thế đường giá rẻ hơn trong sản xuất của Coke, Pepsi và những thức uống giải khát khác, cũng như trong các ngành thực phẩm khác như bánh, súp…
Các tài liệu tiết lộ song phương đã đổ tiền như thế nào cho các nhóm phi lợi nhuận có tên tuổi, thoạt nghe thấy tử tế nhưng tạo ra các chiến dịch chiêu thị cho ngành công nghiệp, qua các chiến dịch vận động quần chúng và tác động đến chính sách của chính phủ. Song phương tài trợ cho các nghiên cứu khoa học để củng cố vị trí của họ – trong một số trường hợp, những người ủng hộ đường trích dẫn nghiên cứu nội bộ vốn từng bị nghi ngờ của những nhà tư vấn khoa học.
Một bác sĩ nổi tiếng chuyên về sức khoẻ và dinh dưỡng ở Florida đã nhận 10 triệu USD từ năm 2008 từ ngành công nghiệp chưng cất bắp, để tiếp tục nghiên cứu chứng minh rằng xirô bắp có lợi cho sức khoẻ không kém đường. Nhà nghiên cứu đó là James Rippe, một bác sĩ tim mạch tốt nghiệp Harvard điều hành viện Rippe Lifestyle, đã trình bày các nghiên cứu được 30 đồng nghiệp xem xét, chứng minh rằng không có sự khác biệt về dinh dưỡng giữa đường và xirô bắp.
“Nghiên cứu của chúng tôi bóc trần việc phỉ báng xirô bắp trữ đường fructoz cao”, Rippe nói trong một tuyên bố kèm theo một trong những công trình mới xuất bản gần đây. Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho rằng ngoài chi phí cung cấp cho việc nghiên cứu của viện ông, cá nhân ông nhận phí tư vấn 500.000 USD từ các nhà chưng cất bắp.
Để củng cố hơn nữa trường hợp của họ với các nhà làm luật và công chúng, các nhà chưng cất gửi thêm khoản tiền 3,2 triệu USD trong vòng hai năm cho một tổ chức phi lợi nhuận tên là trung tâm Vì tự do của người tiêu dùng. Cơ quan này đã tiến hành một chiến dịch truyền hình, báo chí và trực tuyến để bảo vệ sự an toàn của xirô bắp và làm yếu đi các chỉ trích.
Đối lại, năm 2011, theo các tài liệu, hiệp hội đường bơm cho Công dân vì sức khoẻ số tiền là 350.000 USD, một số tiền đưa tổng số tiền biếu tặng lên hơn nửa triệu USD.
“Tôi làm việc như là một đồng minh của đường”, James Turner, luật sư sáng lập Công dân vì sức khoẻ tại Washington, nói. Ông nhớ lại mình từng phẫn nộ vì các nhà máy xirô bắp tìm cách dán nhãn sản phẩm lại là đường bắp. “Khi các lực lượng thị trường có cùng quan điểm với tôi, tôi đứng về phía họ.”
Khởi Thức