Tìm thấy mộ “ma cà rồng” ở Ba Lan 7/19/2013 7:51:33 AM
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một ngôi mộ “ma cà rồng” ở thị trấn miền nam Ba Lan. Trong ngôi mộ này có 4 bộ xương với phần đầu đều bị cắt khỏi thân người. Đây là một tục lệ hành hình man rợ tồn tại từ thời trung cổ.

Tìm thấy mộ “ma cà rồng” ở Ba Lan



Chặt đầu những người bị nghi là ma cà rồng vốn là một tục lệ tàn nhẫn tồn tại ở thời trung cổ. Khi đó, con người tin rằng đây là cách duy nhất để đảm bảo ma cà rồng sẽ chết hẳn, vĩnh viễn không thể hồi sinh.



Tìm thấy mộ “ma cà rồng” ở Ba Lan

Cả 4 bộ xương trong ngôi mộ đều có phần đầu đã bị cắt và đặt vào giữa hai chân. Ngôi mộ được phát hiện nằm ở thị trấn Gliwice, Ba Lan.

Tìm thấy mộ “ma cà rồng” ở Ba Lan

Chặt đầu những người bị tình nghi là ma cà rồng vốn là một tục lệ thường thấy ở thời trung cổ bởi người ta tin rằng đó là cách duy nhất để đảm bảo ma cà rồng sẽ không hồi sinh trở lại.

Tìm thấy mộ “ma cà rồng” ở Ba Lan

Các nhà khảo cổ còn nhận thấy bên cạnh việc bị chặt đầu, những bộ hài cốt này còn không có bất cứ một món đồ mai táng nào được chôn theo.



Rất khó để có thể xác định niên đại của những bộ xương này bởi không có bất cứ món đồ nào được chôn theo người chết. Theo ước đoán ban đầu, những nạn nhân xấu số này hẳn đã chết từ thế kỷ 16.

Cách đây một năm, các nhà khảo cổ ở Bulgari cũng tuyên bố rằng họ đã tìm thấy hai bộ xương “ma cà rồng” được chôn chất ở gần một tu viện thuộc thị trấn Black Sea, Sozopol. Hai bộ xương này đều có niên đại hơn 800 tuổi. Hai nạn nhân đã bị hành quyết một cách man rợ bằng những chiếc gậy sắt nhọn đâm xuyên qua ngực.

Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ ở Bulgari đã liên tục tìm được khoảng 100 bộ xương “ma cà rồng” như vậy. Cách hành quyết dã man đó là một tục lệ thường thấy ở Bulgari. Người dân nơi đây còn duy trì tục lệ này cho tới những năm 1910.

Những câu chuyện truyền thuyết về ma cà rồng đã truyền cảm hứng cho hàng trăm bộ phim khai thác về một niềm tin vô căn cứ, mê tín dị đoan nhưng lại rất phổ biến ở Châu Âu. Từ năm 1922 khi nền điện ảnh còn rất non nớt, người ta đã làm những bộ phim về ma cà rồng, tiêu biểu có bộ phim câm “Nosferatu”. Ngay trong thời hiện đại, đề tài này cũng vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm, bằng chứng là sự thành công của loạt phim “Chạng vạng”.

Thậm chí cho tới tận hôm nay, ma cà rồng vẫn là nỗi ám ảnh vô lý trong tâm trí của nhiều người dân sinh sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất thuộc khu vực Đông Âu. Ở đây, người dân luôn trữ nhiều tỏi và những cây thánh giá ở trong nhà để xua đuổi ma cà rồng. Ngoài ra, người ta còn có tục lệ quật mộ của người chết lên và dùng giáo đâm xuyên qua tim để vĩnh viễn những linh hồn đã khuất không thể hồi sinh, làm hại người sống.



Tìm thấy mộ “ma cà rồng” ở Ba Lan

Một bộ xương “ma cà rồng” mà các nhà khảo cổ ở Bulgaria tìm thấy. Ở đây, những người bị nghi là ma cà rồng sẽ bị đâm xuyên qua ngực bằng những thanh sắt nặng.



Các nhà khảo cổ mới đây còn tìm thấy 3.000 ngôi mộ ở Séc, trong những ngôi mộ này, người chết bị đá đè nặng. Khi xưa, người ta làm vậy bởi luôn lo lắng, ám ảnh rằng người chết có thể sẽ sống dậy từ dưới mồ để làm hại người sống.



Tìm thấy mộ “ma cà rồng” ở Ba Lan

Trong nhiều ngôi mộ cổ, người chết được chôn cùng với một viên gạch chèn vào miệng. Hành động này được cho là để ngăn không cho linh hồn của người chết có thể tái sinh.



Ở thời trung cổ, khi nhà thờ còn nắm giữ quyền lực tuyệt đối và những chuyện bất hạnh xảy ra đều được coi là do các thế lực siêu nhiên, hắc ám gây nên, người dân lúc đó lại càng u mê và thêu dệt nên nhiều câu chuyện rùng rợn về ma cà rồng, về người chết sống dậy.

Các truyền thuyết về ma cà rồng được sinh ra từ Đông Âu, nơi người ta không tin vào phù thủy. Còn ở một số nước như Anh hay Đức, ma cà rồng lại không khiến người dân sợ hãi bằng phù thủy.

Ở thế kỷ 18, khi các đế chế ở Tây Âu mở rộng và người dân Tây Âu bắt đầu sang định cư ở Trung và Đông Âu, họ mới bắt đầu biết tới và bị ảnh hưởng bởi những truyền thuyết về ma cà rồng.

 
 



Pi Uy

Theo Dailymail
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 148
   Truy cập trong ngày : 2649
   Tổng số truy cập : 29163846
Logo thương hiệu Việt