Quyền lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 6/27/2014 2:27:50 PM
(DĐDN) - Vấn đề ai là chủ của những hòn đảo trong biển Đông vẫn kéo dài cho đến tận ngày nay bởi một thực tế là Trung Quốc không chỉ cố biến những vùng đất xâm chiếm bất hợp pháp thành lãnh thổ cùa mình mà còn cố chứng minh rằng họ có những vùng đất đó từ xa xưa, có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

DĐDN xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông Dmitry Mosyakov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các nước Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm khoa học Nga về: “Quyền lịch sử của VN đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Các tư liệu từ thế kỷ 19.


Bản đồ “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” xuất bản năm 1894 , trên đó thể hiện lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam

Những nhà truyền giáo Trung Quốc (TQ) thường nói rằng những hòn đảo này luôn nằm trong sự kiểm soát về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Điều này trái với những sự thật lịch sử mà chúng ta biết thông qua các công trình nghiên cứu tích cực của các nhà khoa học VN.

Trong những công trình này, dựa trên các tài liệu có thực từ Cục lưu trữ Nhà nước của VN, các nhà khoa học chỉ ra rằng “sự trù phú của các quần đảo Hoàng Sa đã thu hút sự chú ý của người VN từ thế kỷ 17-18. Để kiếm được gỗ, ngọc trai, mai rùa quý, VN đã thành lập các đội khai thác kinh tế đặc biệt và cử ra các đảo khai thác thường xuyên. Hàng năm, gần 70 người được chia ra thành hai đội đi Hoàng Sa trong khoảng 6 tháng. Nhiệm vụ của họ là thu thập vàng, bạc, vũ khí, gốm sứ và các vật có giá trị khác từ những con tàu bị đắm trong vùng biển này. Công việc của những đội hùng binh này tại quần đảo Hoàng Sa được nhắc đến trong nhiều văn bản cổ, trong đó có “Phủ biên tạp lục” (1776), “Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên” (1844 – 1848), “Đại Nam nhất thống chí (1822). Những đội này hoạt động trên các đảo liên tục trong hơn 100 năm, kể cả dưới triều Nguyễn. Trong các văn kiện của Bộ Ngoại giao VN, những hoạt động có tầm quan trọng rất lớn bởi những đội hùng binh này đều do nhà nước cử đi. Điều đó có nghĩa là sự có mặt của đại diện chính thức của Nhà nước VN tại các đảo này là sự thật. Đây là cơ sở vững chắc cho các tuyên bố chủ quyền của VN đối với những hòn đảo này.

Nhiều người cũng biết rằng, vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều Nguyễn và những người kế vị đã thể hiện sự quan tâm tích cực trong việc nghiên cứu và sử dụng hai quần đảo. Ví dụ, vào thời vua Gia Long, Phạm Quang Ảnh đã dẫn đội khai thác Hoàng Sa trong những năm 1815 – 1816. Ông đã tiến hành các hoạt động khảo sát đường biển và khảo sát quần đảo Hoàng Sa.

Trong những năm 1934 – 1836, vua Minh Mạng đã liên tục chỉ đạo các tướng tiến hành khảo sát từng hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa, nghiên cứu các vùng nước xung quanh, vẽ bản đồ, xây chùa và dựng bia trên các hòn đảo, thể hiện những hòn đảo này thuộc VN. Năm 1847, vua Thiệu Trị phê vào bản tâu của Bộ Công rằng “Xứ Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta. Theo lệ hàng năm phải có phái binh thuyền ra xem xét thông thuộc đường biển” (Tài liệu về Hoàng Sa, VNA,1988, trang 3).

Từ năm 1925 – 1927, Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang cử tàu hơi nước “De Lanesan” đi nghiên cứu hải dương, địa chất và sinh học tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Chỉ từ giữa thế kỷ 19, các chính quyền VN mới ghi nhận sự có mặt của ngư dân Trung Quốc tại khu vực quần đảo. Cùng lúc đó, theo sử ký VN, trên một hòn đảo thuộc quần đảo, đã phát hiện ra một ngôi chùa rất cổ; trên tấm bia đá ở mặt trước có khắc dòng chữ Hán “Vạn Lý Hoàng Sa” (Đại Nam thực lục, tập 16, trang 309). Tuy nhiên, xét về việc hai nước cùng sử dụng một kiểu chữ lúc đó, khó có thể nói chính xác rằng ngôi chùa này được xây bởi người Trung Quốc.

Về quần đảo Trường Sa, không một học giả nào (có lẽ chỉ có học giả TQ) có thể tìm thấy bằng chứng xác đáng về sự có mặt của người TQ từ thời xa xưa. Ngư dân Trung Quốc đầu tiên đến quần đảo Trường Sa là năm 1867 (Heinzig, 1976, trang 32).

Đến năm 1836, đại sử ký của VN đều ghi chép việc đơn vị đặc biệt được cử đến Hoàng Sa theo lệnh của vua VN, tại một trong các hòn đảo, xây tấm bia dài 5m trên đó đề rõ người làm chủ hòn đảo. Dòng chú thích ghi rằng quần đảo này thuộc về VN (Đại Nam Thực lục, tập 18, trang 30-31).

Sau Hiệp ước ngày 6/6/1884 về việc thiết lập chế độ bảo hộ VN, ngày 26/6/1887, Pháp ký hiệp ước về biên giới với TQ. Hiệp ước này sau đó được TQ và VN diễn giải theo cách khác nhau. Hiệp ước này bao gồm một điểm quy định rằng các hòn đảo nằm ở phía đông của đường kinh tuyến 18 độ sẽ thuộc về Trung Quốc. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều năm ở phía Đông kinh tuyến này, nhưng Hiệp ước trên không nói chính xác những hòn đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước. Những người chỉ trích TQ khi tiếp cận vấn đề này đều nói rằng đường phân định trong Hiệp ước không kéo dài xuống phía Nam. Họ cho rằng trên thực tế, quy định và đường phân định này chỉ áp dụng cho những hòn đảo nằm trong phạm vi lãnh hải (khi đó là 3 hải lý), trong trường hợp này, là những hòn đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ. Thực tế, Hiệp định trên không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những lập luận này rất chính xác và có giá trị cho đến hiện nay. Như đã đề cập trong một tài liệu của Bộ Ngoại giao VN xuất bản năm 1988 có tên “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật quốc tế”, các triều đại Trung Quốc chưa bao giờ phản đối và thậm chí đã thực sự công nhận thẩm quyền của VN đối với quần đảo này. Ví dụ, có thể mọi người còn nhớ về “Đội Hoàng Sa” khi TQ giúp những ngư dân trên thuyền VN trở về Thuận Hoá (nay là Thanh Hoá) từ cảng Thanh Lan trên đảo Hải Nam. Những ngư dân này không hề bị bắt vì tội xâm phạm lãnh hải TQ. Khi Hiệp ước Pháp – Thanh được ký tại Thiên Tân năm 1884, Trung Quốc công nhân việc Pháp cai quản VN.

Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp ở VN, chỉ có rất ít lần TQ nêu yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa; nhưng khi Paris hai lần đề nghị giải quyết tranh chấp (1937 và 1947), Trung Hoa Dân quốc đều từ chối đề nghị của Pháp.

Năm 1894, Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”, trên đó thể hiện lãnh thổ TQ dừng lại ở đảo Hải Nam. Trong lời chú thích của tấm bản đồ trên cũng nói rằng “Điểm cực nam của đất nước là mũi Thanh, tức Châu, phủ Quảng Châu, vĩ độ 18 độ 13 phút Bắc”. Trong một tác phẩm kinh điển của Tu Ke cũng viết rằng điểm cực nam của TQ là ở vĩ độ  18 độ 13 phút Bắc (Tu Ke, trang 13).

Về quần đảo Trường Sa, không một học giả nào (có lẽ chỉ có học giả TQ) có thể tìm thấy bằng chứng xác đáng về sự có mặt của người TQ từ thời xa xưa.

Các học giả VN cũng tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ một chứng cứ quan trọng khác phản bác lại lập trường của TQ. Năm 1899, tàu “Bellona” của Đức và tàu “Imedzhi” của Nhật chở kiện hàng bằng đồng của Anh bị đắm tại vùng nước nông gần một nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Vì kiện hàng bằng đồng này được tìm thấy trên đảo Hải Nam của TQ, phái viên của Anh tại Bắc Kinh đã yêu cầu chính quyền nhà Thanh bồi thường cho tổn thất này. Đáp lại, Bộ Ngoại giao TQ nói rằng TQ không có trách nhiệm đối với kiện hàng bị mất vì quần đảo Hoàng Sa không thuộc TQ (Trần Minh Triết, 1979, trang 13; Glob anh Mail, 20.03.1974, 18, trang 13).

Từ năm 1925 – 1927, Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang cử tàu hơi nước “De Lanesan” đi nghiên cứu hải dương, địa chất và sinh học tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Quần đảo Hoàng Sa… và Luật quốc tế, 1988, trang 4, Tóm tắt… ,1974, trang 2). Theo kết quả tại nơi nhà địa chất học người Pháptiến hành nghiên cứu, tầng đất bên dưới quần đảo Hoàng Sa là một phần của thềm lục địa VN.

Về quần đảo Hoàng Sa, chính quyền liên minh Đông Dương đã dần dần mở rộng sự kiểm soát của mình tới những hòn đảo này mà không gặp bất cứ phản đối nào từ phía Trung Quốc. Ngày 14/4/1930, theo lệnh của toàn quyền Đông Dương, thuyền trưởng De Lattre cùng tàu hơi nước “La Malisex” được cử ra Trường Sa để cắm cờ Pháp, xây cột mốc tại đây để khẳng định chủ quyền. từ năm 1930 – 1933, theo tạp chí Official Journal của Cộng hoà Pháp ngày 26/7/1933 (Quần đảo Hoàng Sa… Luật Quốc tế, 1988, trang 5), trên phần lớn các đảo tại Trường Sa như đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Tây, Loại Ta, đều có các đồn trú của Hải quân Pháp. Trên đảo Ba Bình còn có một biển báo với dòng chữ “Cộng hoà Pháp, đảo Ba Bình và các lãnh thổ phụ thuộc, 10/4/1933” (Viễn Đông, 1973). Ngày 26/7/1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tuyên bố về sự sáp nhập những hòn đảo này (Quần đảo Hoàng Sa…, Dossier II, 1981, trang 127). Theo Nghị định ngày 21/12/1933, Toàn quyền Đông Dương đã sáp nhập quần đảo Trường Sa thuộc quản lý hành chính của tỉnh Bà Rịa của VN.

Còn rất nhiều tài liệu khác được lưu trữ cho thấy trong hàng thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc về VN ban đầu là một phần của lãnh thổ quốc gia, sau đó là dưới quyền quản lý của Pháp như một phần lãnh thổ của liên minh Đông Dương.


Theo DĐDN

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 262
   Truy cập trong ngày : 2659
   Tổng số truy cập : 28128780
Logo thương hiệu Việt