Doanh nghiệp phát cuồng trước tài nguyên Bắc Cực 2/26/2014 8:55:08 AM
Ngoài những dự đoán về ngày tận thế, kêu gọi chuẩn bị phòng chống Đại hồng thuỷ khi băng ở Bắc Cực tan chảy, còn có cả những tin tốt: sẽ có khả năng khai thác các nguồn dự trữ mà trước đây ẩn náu dưới lớp băng. Ở đây nói không chỉ về những mỏ dầu khí, mà còn về nhiều khoáng sản khác.
Photo: RIA Novosti
Các nhà khoa học dự đoán rằng, nếu quá trình băng tan vẫn tiếp tục, thì ngay trong thế kỷ này ở vùng Bắc Băng Dương sẽ không còn lớp băng.
Giới chuyên viên cho rằng, vô số thiên tai trong những năm gần đây, ví dụ, sương giá ở Mỹ, lũ lụt ở châu Âu, mùa đông ấm áp bất thường ở Nga đều có liên quan đến hiện tượng băng tan chảy tại Bắc Cực.
Song, các nhà kinh tế và doanh nghiệp có tâm trạng lạc quan hơn: hiện tượng tan chảy lớp băng mở ra triển vọng khai thác khoáng sản.
Đối với Nga, triển vọng phát triển các khu mỏ ở vùng Bắc Cực có nghĩa là phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng lãnh thổ phía Bắc.
Đối với các cầu thủ khác trong khu vực, triển vọng này, về nguyên tắc, cũng bảo đảm sự phát triển kinh doanh đầy hứa hẹn. Chuyên viên Aleksandr Pasechnik của Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia Nga cho biết: “Ở đây trước hết nên chú trọng nguồn năng lượng.
Theo kế hoạch dài hạn, việc khai thác các mỏ khoáng sản ở vùng Bắc Cực sẽ đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là, nếu giá dầu sẽ tăng cao hơn nữa, thì điều đó có thể kích thích và đẩy nhanh tiến độ phát triển các mỏ Bắc Cực”.
Ai sở hữu Bắc Cực thì người đó sẽ sở hữu thị trường dầu mỏ và khí đốt. Đã mấy năm nay, giới chuyên viên dự báo như vậy.
Vì thế, nhiều quốc gia, đặc biệt không chỉ các nước ven biển Bắc Băng Dương, rất quan tâm đến khu vực này, mặc dù chi phí khai thác nhiên liệu ở vùng Bắc Cực là rất tốn kém.
Chuyên viên Aleksandr Pasechnik nói tiếp: “Như được biết, nhiều nước bộc lộ tham vọng thống trị những vùnglãnh thổ Bắc Cực, ngay cả những nước chưa bao giờ thấy tuyết. Ví dụ, Trung Quốc đang xây dựng hạm đội Bắc Cực, kể cả tàu phá băng, để bằng cách nào đó hiện diện ở vùng này”.
Đúng vậy, sự phát triển các mỏ nhiên liệu là phương hướng ưu tiên của các quốc gia đang hiện diện trong khu vực.
Theo ý kiến của chuyên viên Igor Davydenko, cuộc tranh giành ảnh hưởng có thể dẫn đến việc quân sự hóa vùng Bắc Cực: “Trên thực tế, những gì đang xảy ra xung quanh các mỏ hydrocacbon ở vùng Bắc Băng Dương là chiến tranh. Đây là cuộc chiến tranh kinh tế “êm đềm”.
Thậm chí cả Nhật Bản, một nước không liên quan tới Bắc Cực, cũng đang xây dựng các tàu chiến và tàu phá băng có sử dụng các công nghệ tiên tiến, cũng muốn hiện diện ở vùng này để tham gia chia cắt các nguồn dự trữ ở thềm lục địa.
Cần phải tìm cách đạt tới thỏa thuận trong lĩnh vực này.
Không được để cuộc thế chiến thứ ba bùng nổ do tài nguyên Bắc Cực, mà đây là nguy cơ tiềm ẩn nếu người ta phát cuồng trước vấn đề này”.
Hiện nay, gần như tất cả mỏ khoáng sản được biết đến đều nằm trên địa bàn khu vực kinh tế của các quốc gia ven biển. Và Nga có thể trở thành nước độc quyền khai thác nhiều khoáng sản trên thị trường thế giới.
Bắc Cực là “kho báu” tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là không chỉ có hydrocarbon. Chuyên viên Igor Davydenko nói:
“Nếu nói về các nguồn tài nguyên thì trước hết phải nhắc tới kim cương. Ngoài ra còn có các kim loại quý hiếm: vàng, antimon, thiếc. Tất cả đều có trong khu vực này. Mỏ Tomtor đầy hứa hẹn, ở đây có Niobi, kim loại đất hiếm và Apatit. Khu mỏ khổng lồ có một không hai trên thế giới nằm ở miền Bắc Yakutia, gần cảng Tiksi. Đây cũng là vùng Bắc Cực”.
Hệ sinh thái trong khu vực cũng là độc đáo. Ngoài các loài động vật quý hiếm, ở đây có rất nhiều loài cá. Ví dụ, chỉ riêng ở biển Barents, đánh bắt khoảng 5% tổng sản lượng thủy hải sản khai thác trên biển và đại dương thế giới.

Theo Tiếng nói nước Nga

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 54
   Truy cập trong ngày : 2993
   Tổng số truy cập : 29133677
Logo thương hiệu Việt