Đại tá Trần Hồng- phóng viên ảnh của Báo Quân đội Nhân dân đã
gắn bó, theo chân Đại tướng trong một thời gian dài. Nhìn lại hàng trăm
bức ảnh, đại tá vẫn có thể nhớ như in, khoảnh khắc chụp bức ảnh ấy vào
ngày nào, tháng nào, năm nào, trong dịp nào, khi chụp bức ảnh ấy- Đại
tướng nói gì, xúc động ra sao…
Và giờ đây, mỗi bức ảnh đã trở thành một câu chuyện đầy kỷ niệm của
đại tá Trần Hồng về Tướng Giáp. Vị Tướng luôn sống giữa nhân dân, và sẽ
sống mãi trong lòng nhân dân.
Mỗi bức chụp chân dung Đại tướng đều in hằn những vết thời gian rõ nét. Mỗi năm một khác. Chỉ có nụ cười là không thay đổi.
Nhìn
lại bức ảnh này, đại tá Trần Hồng trầm ngâm, anh muốn đặt tên bức ảnh
là: Đại tá nhìn lại mình sau 10 năm. Đại tá Trần Hồng kể, khi nhìn lại
bức ảnh chụp chân dung mình năm 1996, Đại tướng dường như rất buồn. Ông
nhìn thấy những dấu vết thời gian để lại trên ảnh và cả những dấu vết
thời gian để lại trong mình. Khoảnh khắc này được chụp năm 2006.
Nhưng,
dẫu thời gian có qua đi, những ký ức của những ngày đã sống, đã chiến
đấu vẫn vẹn nguyên trong mỗi câu chuyện của Đại tướng. Dường như, chỉ
mới hôm qua, Đại tướng vẫn ngồi đây, kể chuyện về những ngày Điện Biên
máu lửa...
Đại
tướng về thăm lại chiến trường xưa tháng 4/2004. Phía trước là hầm
Tướng Pháp Christian de Castries (Đờ-cát-tơ-ri). Ở nơi đây, vào ngày
7/5/1954- quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Tướng Giáp đã làm nên
một trận thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Đại
tướng về thăm lại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng)- nơi đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân, lực lượng đầu tiên của Quân đội Nhân dân
Việt Nam được thành lập vào ngày 22/12/1944. Trở lại đây, Đại tướng đã
rất xúc động...
Đại
tá Trần Hồng kể lại, hôm ấy trời mưa tầm tã. Nhưng bà con đến chật cả
khu rừng Trần Hưng Đạo để đón chào Đại tướng. Sự xúc động của Đại tướng
dường như nhân lên gấp bội...
Đại tướng tại nghĩa trang Liệt sỹ đồi A1, ảnh chụp năm 2004.
Nhiều
năm về sau, người ta vẫn hay bắt gặp hình ảnh này. Đại tướng chăm chú
trước những hàng sách viết về chiến dịch Điện Biên lịch sử. Hình ảnh này
được chụp tại một quầy sách trên đường Điện Biên Phủ.
Trong ký ức của vị tướng già, dường như, ông chẳng quên một điều gì
Hình ảnh vợ chồng Đại tướng đến thăm nhà tình thương của nghệ sỹ Tường Vi
Đại tá chụp ảnh kỷ niệm cùng các Anh hùng Lực lượng vũ trang Quân chủng Phòng không Không quân
Đại tướng và phóng viên ảnh Bùi Duy Ly của báo Quân đội Nhân dân
Đây
là bức ảnh chụp kỷ niệm của Đại tướng và người lái xe cũ. Ông Nguyễn
Văn Thích là người lái xe cho Đại tướng suốt thời gian dài. Ông đã lặn
lội từ Hà Tĩnh ra Hà Nội dự lễ mừng thọ Đại tướng tròn 90 tuổi. Quà mừng
thọ là những trái bưởi Phúc Trạch- một đặc sản của quê hương Hà Tĩnh.
Đại tướng thăm bà con dân tộc tỉnh Cao Bằng tháng 12/1994.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một bức hình kỷ niệm với gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bức ảnh này, đại tá Trần Hồng muốn đặt tên là, Phó chủ tịch nước (Nguyễn Thị Doan) ngồi xem Tivi cùng gia đình Đại tướng
Bức ảnh chụp Đại tướng trước hiên nhà ở Lộc Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) tháng 12/2004
Lần về thăm quê, Đại tướng đã trồng một cây chanh trong vườn nhà ở Lộc Thủy.
Đại gia đình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh kỷ niệm trước Quảng Bình quan năm 2004.
Tác giả chùm ảnh, đại tá Trần Hồng trong một bức ảnh kỷ niệm với Đại tướng.
Và
những câu chuyện, những hình ảnh về vị tướng già của nhân dân sẽ vẫn
còn mãi trong ký ức, trong kỷ niệm, trong sự tưởng nhớ của cả dân tộc.
Theo Hiền Hương
Dân trí