Chương trình Tọa Đàm “TPP cơ hội thách thức cho Doanh nghiệp Việt Nam” do Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp. 6/9/2014 2:26:37 PM

IMG_3235.JPG


Ngày 05/06/2014 tại Khách sạn Bảo Sơn Hà Nội, Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) đã tổ chức chương trình tọa đàm “TPP cơ hội thách thức cho Doanh nghiệp Việt Nam”. Tới tham dự chương trình Tọa đàm có Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán TPP của Việt Nam. Về phía Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký VACOD cùng hàng trăm lãnh đạo các Doanh nghiệp hội viên VACOD tại các tỉnh phía Bắc.


IMG_3218.JPG

        Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) phát biểu khai mạc chương trình.


 Sau bài phát biểu khai mạc chương trình của lãnh đạo VACOD, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã trao đổi với các Doanh nghiệp về những nội dung cơ bản và lộ trình của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương viết tắt tiếng Anh làTPP. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương là một Hiệp định thương mại tự do lớn với phạm vi và mức độ cam kết rộng và sâu nhất mà Việt Nam từng tham gia cho đến nay, tạo ra sân chơi với đóng góp trên 40% GDP và khoảng 30% trao đổi thương mại toàn cầu. Việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp cho hàng hóa dịch vụ của Việt Nam thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua việc đối tác cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ, tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng… Hiệp định thương mại tự do là những điều ước phức tạp vượt ra ngoài mục tiêu ưu đãi cắt giảm thuế quan đơn thuần. Trên thực tế, ngoài mục tiêu cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm, các điều khoản còn nhằm hướng đến việc tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, thúc đẩy việc thực hiện chính sách môi trường, chính sách mua sắm và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Xét dưới góc độ kinh tế các quốc gia sau khi tham gia TPP đều đạt được những kết quả khả quan. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tăng lượng hàng hóa tiêu thụ vào thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, tham gia TPP sẽ tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn.


IMG_3254.JPG

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam tại chương trình.


Tại chương trình, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã đưa tới Doanh nghiệp những khái niệm chung nhất về TPP, những lĩnh vực liên quan đến TPP, những khó khăn và thách thức đối với Doanh nghiệp Việt khi hội nhập TPP. Ông đã đưa ra bức tranh tổng thể từ căn bản đến các lộ trình mà TPP cùng bước đàm phán cơ bản nhất mà Việt Nam đã tham dự.

Quá trình hình thành

·     Cuối 2005:   Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement, gọi tắt là TPP hay P4.

·      T9/2008:       Hoa Kỳ tham gia và khởi đầu của TPP mới

·        T11/2008:     Australia và Peru tham gia

·        Đầu 2009:     Việt Nam tham gia với tư cách thành viên liên kết, chính thức từ tháng 11/2010, sau 3 phiên    đàm phán.

·        T10/2010:      Malaysia

·         T12/2012:      Canada và Mexico

·         T7/2013:        Nhật Bản, thành viên thứ 12.

TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN ĐẾN NAY

               19 phiên chính thức, nhiều phiên giữa kỳ

               5 phiên cấp Bộ trưởng (Brunei 8/2013, Bali 10/2013, Singapore 12/2013, 2/2014 và 5/2014)

               Hơn 20 nhóm đàm phán, gần 30 vấn đề

           Đã đạt thỏa thuận sơ bộ vềHợp tác và xây dựng năng lực, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vì sự phát triển, Gắn kết môi trường chính sách, Tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, lời văn Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanhChính sách cạnh tranh

               Còn gần 20 lĩnh vực vẫn đàm phán tiếp:  (mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, TBT, SPS, cung cấp dịch vụ qua biên giới, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước v..v.) 

CƠ HỘI TỪ TPP

Các cơ hội chính:

         Cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu

         Mở thêm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam

         Tham gia các chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế

         Tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng

         Hoàn thiện môi trường thể chế

         Tăng tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động

THÁCH THỨC CỦA TPP

Các thách thức chính:

         Sức ép cạnh tranh và tác động xã hội

         Sức ép điều chỉnh hệ thống pháp luật

         Tư duy quản lý và năng lực quản lý

         Thách thức về khả năng nắm bắt cơ hội. Chính sách cùng chiều và ngược chiều .

Kết thúc chương trình đã có nhiều ý kiến và một số các câu hỏi của các Doanh nghiệp đã được Thứ trưởng giải đáp cặn kẽ. Bên cạnh đó Ông đã khích lệ động viên các Doanh nghiệp cố gắng vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn này.

Minh Nguyệt

 

 

 

 


Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 282
   Truy cập trong ngày : 3557
   Tổng số truy cập : 28014406
Logo thương hiệu Việt