Báo chí và doanh nghiệp: Động lực cải cách thể chế 6/22/2016 10:03:01 AM
Mối quan hệ máu thịt giữa báo chí và doanh nghiệp đã góp phần giúp hai khu vực này trở thành động lực chính thúc đẩy cải cách thể chế.
TUA_1415 copy
Phó Chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển – Chủ tịch VCCI Tiến Lộc và các lãnh đạo cơ quan báo chí tại: “Diễn đàn đối thoại Doanh nhân với nhà báo” lần thứ 2 – tháng 6/2016 được VCCI và Hội Nhà báo VN tổ chức tại Hà Nội

91 năm qua, báo chí đã luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ không thể có bước phát triển được như ngày hôm nay nếu thiếu sự hợp tác, đồng hành của các nhà báo. Doanh nghiệp, doanh nhân cũng là nguồn cảm hứng vô tận để báo chí sáng tạo ra những tác phẩm, những bài báo chất lượng cao.

Áp lực và động lực

Có thể nói rằng, trong thời gian qua, cải cách thể chế của chúng ta đã đạt được những bước tiến rất quan trọng. Báo chí là một trong những lực lượng có công đầu. Vì tất cả những sáng kiến, ý kiến của doanh nghiệp, nếu không có báo chí, thì sẽ khó có thể đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân, đến các cơ quan Đảng, nhà nước. Từ đó, thông tin của báo chí trở thành một áp lực, động lực, thúc đẩy cho cải cách thể chế.

Đối với việc bảo vệ doanh nghiệp, đôi khi những vụ việc của từng doanh nghiệp đơn lẻ, tưởng chừng như không phải là những việc quan trọng đối với đất nươcs. Nhưng qua báo chí, nó đã trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh, cảnh báo rất quan trọng đối với thể chế, đối với cộng đồng. Ví dụ như vụ quán café Xin Chào và vai trò của báo chí trong việc tập trung phản ánh cũng như đưa ra những kiến nghị. Đó là những hoạt động rất quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Vì có mối quan hệ máu thịt giữa doanh nghiệp với báo chí nên sự tận tâm, chuyyên nghiệp… của những người làm báo sẽ ảnh hướng rất lớn tới sự phát triển, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng một hành xử mà không đúng của các nhà báo, cơ quan báo chí cũng sẽ mang lại nỗi đau cho doanh nghiệp. Trong thời gian qua, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều hiện tượng như vậy.

Hiện nay, chi phí cho truyền thông đang trở thành một phần chi phí của doanh nghiệp và khủng hoảng truyền thông đang là một rủi ro với nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã rất vất vả kiểm soát và ứng phó với những sự cố về truyền thông. Để tránh được tác động tiêu cực của báo chí cũng như xử lý được sự cố về truyền thông cần có sự hợp tác chặt chẽ của Hội nhà báo Việt Nam với VCCI, trong việc hỗ trợ, nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động truyền thông, hợp tác với cơ quan báo chí cũng như việc xử lý các sự cố trong truyền thông. VCCI và hội nhà báo đã ký kết với nhau một thoả thuận trong đó có nêu rõ những việc mà hai bên có hợp tác, phối hợp với nhau để xử lý những sự cố truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn, đồng thời cũng đứng trước một giai đoạn rất khó khăn. 5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một con số đáng báo động. Mặc dù, chúng ta khẳng định, doanh nghiệp có nhiều cơ hội, nhưng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp càng cần sự thông cảm, chia sẻ, đồng hành và sự hỗ trợ của các cơ quan báo chí.

Đại hội Đảng lần thứ 12, cũng như các quyết định gần đây của Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra những điểm tựa cho sự phát triển của doanh nghiệp. Riêng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 có nhiều điểm quan trọng, định hướng cho sự phát triển của các doanh nhân. Thứ nhất, khẳng định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự ngiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thứ hai, lần đầu tiên Đảng đã khẳng định doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng trong nền kinh tế. Thứ ba, Nghị quyết cũng khẳng định đến năm 2020, chúng ta phải hoàn thiện cơ bản thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN, theo tiêu chuẩn phổ biến của các nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập trên thế giới.

Thực thi chính sách

Có thể nói, việc đưa 2 chữ “Doanh nhân” vào Hiến pháp 2013 đã khẳng định vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam đã có một loạt những luật quan trọng để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Đặc biệt là Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư đang được triển khai. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 35 ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử đang tạo nên những sung lực mới tạo môi trường kinh doanh, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Trong Nghị quyết 35, lần đầu tiên Chính phủ đưa ra yêu cầu đất nước phải có được 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Cùng với Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 có những thay đổi rất lớn về tư duy và công nghệ để thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam.

Có 3 điểm rất đáng lưu ý trong Nghị quyết: Thứ nhất, phải chuyển quản lý nhà nước từ kiểm soát sang kiến tạo, phục vụ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Thứ hai, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thứ ba, chuyển mạnh từ một cơ chế kiểm soát đại trà sang kiểm soát, kiểm tra trên cơ sở quản lý rủi ro, đặt niềm tin vào người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra trong Nghị quyết 35 còn đề ra yêu cầu “4 không” rất quan trọng: Trước tiên, không mù mờ trách nhiệm của các cơ quan công chức, đề cao trách nhiệm cá nhân. Mỗi công việc của các cơ quan đều có người chịu trách nhiệm trước dân, doanh nghiệp. Thứ hai, không yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ quá một lần trong quá trình tiến hành các thủ tục hành chính. Thứ ba, không được thanh tra, kiểm tra chồng chéo. Thứ tư, không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế dân sự. Đó là những chuyển biến rất quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng và thực thi chính sách trong Nghị quyết 35.

Nghị quyết 35 cũng đề ra 5 nhóm công việc mà Chính phủ sẽ triển khai để tạo điều kiện cho doanh nghiệp: về cải cách hành chính, về đảm bảo môi trường kinh doanh, bình đẳng, về giảm chi phí, về bảo vệ quyền hợp pháp của doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động sáng tạo khởi nghiệp ở Việt Nam. Đó là những định hướng quan trong cho sự phát triển của doanh nghiệp tới năm 2020.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà báo với VCCI sẽ thúc đẩy Chính phủ thực hiện đúng những định hướng và giải pháp đề ra trong nghị quyết 35 của Chính phủ.

Trong Nghị quyết 35 và nhiều nghị quyết của Chính phủ không chỉ đưa ra giải pháp mà còn đề cao kỷ luật thực thi. Bởi một trong những điểm yếu nhất hiện nay là viêc thực hiện kỷ luật thực thi của hệ thống hành chính rất yếu. Chủ tương chính sách đúng, những người lãnh đạo cơ quan có thể cởi mở, nhưng đội ngũ công chức, cán bộ ở cấp dưới thì trì trệ, nhũng nhiễu. Chính vì vậy, việc tăng cường giám sát của người dân, doanh nghiệp và của cơ quan báo chí đối với quá trình thực hiện cải cách thể chế là rất quan trọng.

Lần đầu tiên trong Nghị quyết của Chính phủ có quy định hằng năm, những người đứng đầu của các địa phương phải gặp gỡ với cộng đồng DN và báo chí ít nhất hai lần để có thể đối thoại những vấn đề của doanh nghiệp trong các cơ quan chính quyền.

Trong thời gian tới VCCI, cộng đồng doanh nghiệp rất mong được hợp tác nhiều hơn với các cơ quan báo chí. Những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, báo chí sẽ tạp động lực và áp lực để thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo và kỷ luật thực thi. Điều này sẽ giúp Chính phủ có thể đẩy mạnh hơn quá trình cải cách thể chế.



 TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI

Theo Báo DĐ DN

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 1045
   Truy cập trong ngày : 2113
   Tổng số truy cập : 28044015
Logo thương hiệu Việt