Triển lãmDự án Vết sẹomở tại phòng tranh Gremillion ở Houston, Texas (Mỹ) từ 17 đến 28/10. Dự án do tổ chức Pink Ribbons Project tài trợ. |
Dự
án nhiếp ảnh có tênThe Scar Project (Dự án Vết sẹo),với khẩu hiệu "Ung
thư vú không phải là một dải ruy băng hồng". Đây là loạt ảnh chân dung -
bán khỏa thân, thực hiện cùng chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng
đồng về ung thư vú, theo trang web riêng của dự án làthescarproject.org.
Những bức ảnh của lòng dũng cảm
Ung thư vú hiện nay là nguyên nhân tử vong lớn ở phụ nữ độ tuổi từ 15
đến 40. Những người tham giaDự án Vết sẹocó tuổi đời từ 18 đến 35, đại
diện cho nhóm bệnh nhân thiệt thòi vốn không nhận được nhiều sự quan tâm
của xã hội.
Các nhân vật trong ảnh đến từ Mỹ và nhiều nước khác để làm mẫu cho
David Jay. Hiện nay có khoảng 100 người đã tham gia làm mẫu. Người trẻ
nhất 18 tuổi và đã thực hiện cắt ngực. Ngoài ra, có người còn trọc đầu.
Bức ảnh khá "nhẹ nhàng" trong dự án Vết sẹo
Nhiếp ảnh gia David Jay đã không hề khoan nhượng, ông chụp những hình
ảnh thô mộc nhất, trần trụi nhất. Trước ống kính là các phụ nữ trẻ hoặc
không còn trẻ nhưng đều có một điểm chung: Bộ ngực đã bị tàn phá, để
lại những vết sẹo kinh hoàng sau quá trình điều trị căn bệnh ung thư vú.
Cùng với nỗi đau và sự đáng thương, Jay đã ghi lại lòng can đảm của
các nhân vật, thậm chí là sự cứng rắn và lạc quan khi nhiều người nhìn
thẳng vào ống kính, tạo dáng kiêu hãnh, mỉm cười hoặc cười thật tươi.
Dự án Vết sẹodành tặng hơn 10.000 phụ nữ dưới tuổi 40 bị chẩn đoán
ung thư trong năm nay. Đây còn là một lời cảnh tỉnh với xã hội, đồng
thời là tiếng nói hướng đến nhận thức, hy vọng và sự hàn gắn.
Ngoài việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, dự án còn đặt mục tiêu
gây quỹ cho các chương trình nghiên cứu về ung thư vú, hỗ trợ về tâm lý
cho các bệnh nhân sau khi hồi phục.
Việc chụp bán khỏa thân các bệnh nhân cũng làmột việc làm khó khăn và
liều lĩnh của nhiếp ảnh gia. Bằng việc trút bỏ quần áo trước ống kính,
các bệnh nhân đã dùng cảm đối mặt với những vết sẹo và được bồi đắp lòng
tự tin.
Ngay từ đầu, nhiếp ảnh gia thực hiện bộ ảnh vì mục đích cổ động. Ông
đã không lường trước được rằng các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao
đến thế. Những vết sẹo và nỗi đau của người phụ nữ khi lên ảnh đều mang
một vẻ đẹp đặc biệt.
"Với những người phụ nữ này, đồng ý chụp ảnh nghĩa là họ đã chiến
thắng bản thân và chiến thắng cả căn bệnh quái ác. Điều đó giúp họ cảm
nhận sâu sắc tính nữ trong con người mình, bản dạng của mình và thấy
mạnh mẽ hơn, sau khi đã bị cướp đi một phần cơ thể quan trọng. Qua những
bức ảnh đơn giản này, họ thêm chấp nhận điều đã xảy đến với mình và
thêm nghị lực để tự hào sống tiếp".
Phim về bộ ảnh đoạt giải Emmy
Hồi năm 2011, khi bộ ảnh đang trong quá trình thực hiện, một bộ phim
tài liệu về dự án này làBaring It All (Lột trần)trên kênhThe Style
Networkđã được trao giải Emmy của Mỹ.
Bộ phim theo chân nhiếp ảnh gia David Jay và các nhân vật của ông – 4
phụ nữ thuộc 4 hoàn cảnh khác nhau nhưng đều mắc bệnh ung thư vú - và
Jay đã chụp nhân vật trong quá trình điều trị và sau khi hồi phục, ghi
lại những hình ảnh rất ấn tượng.
Bên cạnh đó,Baring It Allcòn hướng ống kính đến những người thân của
các bệnh nhân ung thư vú (có người đã cùng bệnh nhân tạo dáng chụp ảnh).
Bộ phim đã phỏng vấn họ, đặc biệt là về việc tại sao chấp nhận bộc lộ
bản thân theo cách chân thực và trần trụi đến vậy. Các câu trả lời cũng
dũng cảm không kém gì các bệnh nhân.
Theo Hạ Huyền
Thể thao & Văn hóa