Thời sự trong ngày: Sốc với 3 gia đình sống trên cây ở Thủ đô 12/26/2013 8:47:06 AM
Giữa chốn thị thành hoa lệ với hàng trăm tòa nhà cao tầng, giữa dòng xe tấp nập qua lại hàng ngày nhưng ít ai có thể nhận ra 3 hộ phải sống lay lắt như thời nguyên thủy trên "cây" giữa Thủ đô, cạnh dòng sông Tô Lịch.

Mỗi ngày có hàng ngàn người lặng lẽ đi qua khu vực đường Bưởi hướng từ Lạc Long Quân - Cầu Giấy nhưng ít ai để ý đến cảnh đời của những người sống trong 3 túp lều được che chắn đơn sơ bằng vải, bạt rách và được buộc vào những gốc cây dại.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Đoạn đầu đường Bưởi hướng đi từ Lạc Long Quân - Cầu Giấy, cạnh bờ sông Tô Lịch 3 năm nay xuất hiện 3 túp lều của 4 thành viên. Tất cả các túp lều này đều sử dụng bạt rách, chiếu rách, những tấm gỗ bỏ đi hoặc bất cứ thứ gì có thể che chắn. Để những túp lều đó đứng vững, họ đều dùng dây thừng, dây chun néo vào những thân cây dại.

nhà trên cây, lao động nhập cư
nhà trên cây, lao động nhập cư

Đây là túp lều của 3 cha con ông Vinh, túp lều nằm lọt thỏm trong bụi rậm, xung quanh là hàng chục cây dại. Quần áo và các đồ dùng cá nhân được treo lên các nhánh cây. Hàng ngày ông Vinh đi làm thuê nhiều công việc khác nhau, ai thuê gì làm nấy.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Anh V. ( 27 tuổi - người gốc ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) là người bị cấm khẩu từ bé và đã lên Hà Nội nhiều năm nay làm ăn. Do cuộc sống khó khăn, tiền kiếm được lại không nhiều nên anh V. đành phải dựng tạm túp lều tại đây năm 2010. Trao đổi với chúng tôi bằng cử chỉ thì được biết anh V. đã có vợ và 1 đứa con nhở ở quê. Hàng ngày anh đạp xe khắp thành phố để nhặt rác, kiếm những thứ có thể bán lại được cho cánh đồng nát. Tuy vất vả nhưng tháng nào anh cũng đạp xe về quê 1 lần và nhiều năm nay vợ và người thân không hề biết anh sống trong túp lều rách nát này.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Lượm được 1 cái ghế da đã hỏng, anh V. làm giường nằm cùng mớ chăn được vợ gói ghém từ nhà. Tuy vậy nhưng những đêm Hà Nội xuống dưới 10 độ C thì anh chỉ biết nằm co quắp và cuộn tròn để mong cho trời nhanh sáng.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Quần áo hầu hết khá cũ kĩ và rách nát được chăng khắp nơi. Do điện và nước không có nên khi giặt quần áo tất cả đều phải mang ra các hồ như hồ Tây để giặt. Mỗi khi muốn tắm thì anh V. cũng như những người ở đây xin tắm ở các nhà làm thuê hoặc thậm chí phải "để dành" về nhà tắm cho tiện.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Những chiếc vỏ chăn rách rưới lại là vật cứu sinh cho một những người ở đây chống chịu với giá lạnh của mùa đông.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Những mảnh vải tưởng chừng không thể dùng được việc gì nhưng với bà Lân thì nó có tác dụng giữ ấm trong mùa đông khi chiếc "giường" được lót cả chục tấm ván mỏng manh.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Do mặt đường Bưởi hướng Lạc Long Quân - Cầu Giấy rất thấp so với hướng ngược lại nên để leo lên những túp lều, những người ở đây buộc phải thiết kế tay vịn hết sức độc đáo.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Một chiếc bếp và chiếc ấm đun nước đang được anh V. sử dụng để chuẩn bị cho bữa tối hoặc dùng để tự thưởng cho mình 1 ấm trà sau 1 ngày làm việc mệt nhọc.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Gia vị, bát đũa cũng được để luôn ngoài trời mặc kệ mưa gió. Thậm chí cả tuần cũng chẳng cần dùng đến, họ thường mua đồ ăn sẵn như: Bún, bánh mì, mì tôm...

nhà trên cây, lao động nhập cư

Tài sản của những người sống nơi này là chiếc xe đạp để rong ruổi khắp chốn thị thành mưu sinh, do dốc lên lều quá cao nên chiếc xe đạp không thể mang lên được nên đành phải khóa cẩn thận phòng kẻ trộm.

nhà trên cây, lao động nhập cư

Anh V. cũng như những người sống tại đây cho biết: Dù cuộc sống ở đây vô cùng khó khăn, vất vả bởi những thứ tối thiểu nhất như điện, nước, chỗ tắm, chỗ nấu nướng không có nhưng do hàng ngày chẳng kiếm được bao nhiêu, hơn nữa gánh nặng lo cho gia đình đè lên đôi vai họ nên vẫn phải bám trụ trong những căn lều rách nát.



(Theo Pháp luật Xã hội)
Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 220
   Truy cập trong ngày : 2217
   Tổng số truy cập : 29132901
Logo thương hiệu Việt