Những điều chưa biết về các nhà văn nổi tiếng 11/11/2013 8:11:53 AM
Khi đọc một quyển sách hay, độc giả thường không nghĩ đến những điều đặc biệt trong tính cách và lối sống của nhà văn đã viết nên cuốn sách. Thế nhưng, tiểu sử của các nhà văn đôi khi gây ấn tượng mạnh bất ngờ!

1. George Byron


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.


Ông đi khập khiễng, có xu hướng phát phì và rất đa tình.


Byron có bộ sưu tập kỳ lạ- đó là những lọn tóc được cắt từ mái tóc của những người phụ nữ mà ông yêu thích.


2. Charles Dickens


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Dickens say mê thuật thôi miên. Một trong những thú tiêu khiển phổ biến nhất của ông là đi đến nhà xác Paris, nơi mà các thi thể không nhận dạng được.


Dickens cũng có thói quen luôn ngủ hướng đầu về phía Bắc, khi viết các tác phẩm tuyệt vời của mình ông cũng ngồi hướng về phía Bắc.


3. Oscar Wilde


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Oscar Wilde không coi trọng các tác phẩm của Dickens và chế nhạo chúng với bất cứ lý do nào. Nói chung, những nhà phê bình cùng thời với Wilde luôn bóng gió về việc chưa bao giờ ông lọt vào danh sách những nhà văn xuất sắc nhất nước Anh.


Năm 1878 Oscar tốt nghiệp xuất sắc đại học Oxford. Ông là người rất đặc biệt và kỳ quặc, thậm chí đã có hai lần bị vào tù. Oscar bị kết tội tình dục đồng giới.


Về cuối đời vì một số lý do nên Wilde đã đổi tên mình thành Sebastian Melmoth.


4. Ernest Hemingway


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Ai cũng biết E.Hemingway là người nghiện rượu và đã tự sát. Ông còn bị chứng sợ phát biểu ở đám đông. Ngoài ra, ông không bao giờ tin những lời khen thậm chí là chân thành nhất của độc giả và những người hâm mộ mình.


Ông cũng không tin ngay cả những người bạn. Heminway đã trải qua 5 cuộc chiến, 4 tai nạn ô tô và 2 tai nạn máy bay.


Ông thường hào hứng luận bàn về việc CIA đã theo dõi mình. Những người đối thoại nghe và gượng cười, nhưng cuối cùng hóa ra ông nói đúng. Các tài liệu mật xác nhận rằng Hemingway đúng là điệp viên chứ không phải là người hoang tưởng.


5. Lewis Carroll


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Trong những cuốn nhật ký của mình Carroll thường ăn năn về tội lỗi nào đó. Tuy nhiên, những trang viết này đã bị gia đình nhà văn xé bỏ để không làm tổn hại hình ảnh của ông. Một trong số những nhà nghiên cứu đã nghiêm túc cho rằng Carroll chính là Jack Ripper là người mà ai cũng biết rằng đã không được tìm thấy.


Carroll bị chứng sốt rét, viêm bàng quang, đau lưng, eczema, viêm khớp, viêm phổi, mất ngủ và một lô các bệnh khác nhau. Ngoài ra, ông còn bị chứng đau đầu dữ dội và liên tục.


Carroll đã tự sáng chế ra chiếc xe đạp ba bánh, hệ thống ghi nhớ tên, ngày tháng và bút điện tử.

6. Franz Kafka


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Kafka từng là một nhân viên bán hàng, ông là cháu của một người bán thịt và là người ăn chay tuyệt đối.


Suốt cuộc đời mình ông chỉ công bố một số truyện ngắn ít được công chúng biết đến. Trước khi qua đời ông đã di chúc cho người thừa hành của mình là Max Brod thiêu hủy tất cả bản thảo của ông. Nhưng Max đã không làm theo nguyện vọng của người quá cố, vì vậy Fraz Kafka đã trở thành nhà văn nổi tiếng toàn thế giới chỉ sau khi qua đời.


Hiện tại Kafka là một trong những biểu tượng chính của Praha.


7. William Shakespeare


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

W. Shakespeare đã “ra đời và qua đời đều vào ngày 23-4”. Những người đương thời khẳng định rằng Shakespeare say mê săn bắn- ông săn nai tại điền trang của quý ông Thomas Lucy mà không hề xin phép.


Đã có vài thế kỷ người ta tranh cãi về việc Shakespeare có đúng là tác giả đích thực của những tác phẩm đã được xuất bản dưới tên ông hay không.


8. Lev Tolstoi


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Trong đêm tân hôn, Lev Tolstoi khi đó 34 tuổi đã buộc người vợ ngây thơ mới 18 tuổi là Sophia Bers đọc những trang nhật ký của ông, trong đó có viết chi tiết những cuộc phiên lưu tình ái của nhà văn với nhiều phụ nữ, trong đó có cả các nữ nông nô. Tolstoi muốn rằng giữa ông và vợ không có bất kỳ sự bí mật nào cả.


Thay vì treo cây thánh giá trên tường, Tolstoi đã treo chân dung của nhà khai sáng người Pháp J. J Rousseau.


9. Agatha Christie


Đại thi hào Byron bị chứng rối loạn tâm thần hưng phấn-trầm cảm.

Trong thời kỳ chiến tranh Thế giới I A.Christie làm y tá ở quân y viện. Về sau bà làm việc tại hiệu thuốc, vì thế mà bà thông thạo về các loại thuốc độc và trong các cuốn truyện của bà có nhiều vụ giết người được tạo ra có dùng độc dược.


Agatha bị chứng khó viết, có nghĩa là trên thực tế bà không thể viết tay. Tất cả những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nữ văn sỹ đều được bà đọc cho viết. Brian Aldiss, người quen của Agatha có lần đã kể về phương pháp của bà “bà đã hoàn thành cuốn sách cho đến chương cuối cùng, sau đó chọn ra kẻ khó tin nhất trong số những sự nghi phạm và quay lại phần đầu viết lại một số chi tiết để định hình nhân vật đó”.


10. Anton Trekhov


Trekhov là người say mê sưu tập tem. Ông đã sưu tập suốt cuộc đời.

Trekhov là người say mê sưu tập tem. Ông đã sưu tập suốt cuộc đời.


Ông kết bạn với nhà soạn nhạc Traikovsky và thậm chí đã tặng ông tập truyện ngắn “Buổi sáng ảm đạm”.


Khi ngồi viết ông vẫn mặc lễ phục.


11. Arthur Conan Doyle


Trekhov là người say mê sưu tập tem. Ông đã sưu tập suốt cuộc đời.

A.C.Doyle, người nghĩ ra nhân vật Selock Holmes là người huyền bí và tin vào sự tồn tại của những nàng tiên có đôi cánh nhỏ.


Trong những câu chuyện kể về Selock Holmes, A.Doyle đã mô tả nhiều phương pháp hình sự mà ngay cả cảnh sát cũng chưa biết đến. Trong số đó có việc thu thập các mẩu thuốc lá và tàn thuốc, nhận dạng máy chữ, quan sát dấu vết tại hiện trường qua kính lúp. Sau này cảnh sát đã sử dụng rộng rãi những phương thức khác nhau của Holmes.


Nhà văn có mối quan hệ căng thẳng với Bernard Shaw-là người đã có lần từng nói về Selock Holmes là “kẻ nghiện ma túy, chẳng có nổi một đức tính tốt nào cả”.


Trên bia mộ của Arthur, theo yêu cầu của người vợ góa có khắc dòng chữ “Trung thành như thép, thẳng thắn như lưỡi kiếm”.


12. Edgar Allan Poe


Trekhov là người say mê sưu tập tem. Ông đã sưu tập suốt cuộc đời.


E. Poe suốt đời sợ bóng tối. Có thể một trong những nguyên nhân là do thuở nhỏ nhà văn đã đi học tại… nghĩa địa. Trường học mà cậu bé theo học nghèo đến nỗi không mua nổi sách giáo khoa cho học sinh. Thầy giáo dạy toán đã giảng bài tại nghĩa địa, mỗi một học sinh chọn cho mình một tấm bia trên mộ chí, đọc ngày sinh và ngày mất của người quá cố và tính xem họ đã sống được bao nhiêu năm. Không có gì lạ là khi lớn lên Poe đã trở thành người đặt nền móng cho thể loại văn học kinh dị của thế giới.


Vẫn không có những giả thiết chính thức về cái chết của nhà văn này, song các nhà nghiên cứu đương thời cho rằng có thể Poe đã bị giết, có thể ông đã tự sát, hoặc bị ngộ độc rượu. Bất kể thế nào thì tất cả những đồn đoán đó vẫn đang là điều tranh cãi và có khá nhiều mâu thuẫn. Vì thế cho đến nay cái chết của Edgar Poe vẫn còn là điều bí ẩn.

 



Nguyễn Ngọc Bích



Theo AIF
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 110
   Truy cập trong ngày : 3061
   Tổng số truy cập : 29164258
Logo thương hiệu Việt