Bắt đầu từ năm 1938, trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh
lớn, các viện bảo tàng nghệ thuật ở Pháp đã phải gấp rút sơ tán những
tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc quý giá.
Địa điểm được chọn để cất giữ những báu vật văn hóa này là những lâu
đài nằm ở miền quê hoang vắng, cách xa những địa điểm dễ bị đánh phá.
Quan trọng nhất là phải để những tác phẩm nghệ thuật không bị ảnh hưởng
bởi bom đạn và nạn hôi của thường xảy ra những khi loạn lạc.
Một trong những tác phẩm vĩ đại nhất từng được đem đi sơ tán thời đó
là bức “Nàng Mona Lisa”. Cho tới nay, những thông tin chi tiết về công
tác vận chuyển từng tác phẩm nghệ thuật quý vẫn được viện bảo tàng danh
tiếng Louvre lưu lại đầy đủ.
Bức “Nàng Mona Lisa” được chuyển ra khỏi viện bảo tàng ngày
28/8/1939. Chỉ sau đó vài ngày, chiến tranh chính thức nổ ra. Vào ngày
cuối cùng trước khi cuộc chiến thực sự bắt đầu, các viện bảo tàng ở
Paris dồn sức di chuyển nốt những tác phẩm nghệ thuật cuối cùng ra khỏi
thành phố trước khi hỗn loạn chính thức nổ ra.
Trong suốt thời kỳ diễn ra cuộc Thế chiến, bức “Nàng Mona Lisa” của
danh họa Leonardo da Vinci còn phải di chuyển địa điểm cất giữ thêm 5
lần nữa mới được trở về viện bảo tàng Louvre một cách an toàn.
Câu chuyện về những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng được đem đi sơ tán
hồi Thế chiến II luôn là câu chuyện thú vị nhất được các thế hệ nhân
viên trong viện bảo tàng Louvre kể lại.
Quá trình đóng gói, vận chuyển bức tượng Thần chiến thắng Samothrace.
Được sắp xếp gọn gàng trong vài trăm chiếc thùng gỗ, hàng ngàn bức
điêu khắc và tranh vẽ của viện bảo tàng Louvre bắt đầu lên đường “chạy
nạn”. Hành trình này là một sự tính toán logic và kỳ công, từ cách đóng
gói các tác phẩm thật gọn ghẽ, bố trí các chuyến xe tải vận chuyển thật
hợp lý đến lưu trữ thông tin về các tác phẩm để chúng khỏi thất lạc…
Trong dòng người rời khỏi Paris năm đó có một số lượng không nhỏ những chuyến xe tải chở các tác phẩm nghệ thuật đi sơ tán.
Sự kiện đó là một cơ hội để thấy được sự gắn bó không ngờ giữa những
tác phẩm và viện bảo tàng, giữa các nhân viên bảo tàng và những tác
phẩm.
Ngay cả khi những tác phẩm này đã được chuyển đi sơ tán, chúng vẫn
phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm không thể lường trước. Tại địa điểm
cất giữ những tác phẩm nghệ thuật luôn có người của viện bảo tàng thay
nhau làm nhiệm vụ trông giữ, chăm nom cho các tác phẩm. Công việc rất
nặng nhọc và nguy hiểm.
Chuẩn bị để bức Tượng thần Vệ nữ thành Milo được chuyển đi sơ tán.
Viện bảo tàng Louvre đã phải trải qua một thời kỳ bị chiếm đóng lâu
dài. Quân Đức tiến vào thành phố, dấu hiệu của chiến tranh xuất hiện ở
khắp nơi. Vườn cây bị chuyển thành vườn rau, công trình kiến trúc nham
nhở vì bị trúng bom đạn.
Đại nguyên soái của quân Đức - Gerd von Rundstedt đứng trong Viện bảo tàng Louvre.
Tên
một bức tranh do danh họa Rembrandt thực hiện được viết bằng phấn trên
tường của viện bảo tàng, đánh dấu nơi nó từng được treo trước khi bị đem
đi sơ tán.
Một gian trưng bày của Viện bảo tàng Louvre hoàn toàn trống không.
Phát-xít Đức đã cướp phá nốt các tác phẩm nghệ thuật còn sót lại do chưa kịp tiến hành sơ tán hết.
Những tác phẩm bị đánh cắp khỏi viện bảo tàng Louvre trong thời kỳ diễn ra chiến sự được ghi lại đầy đủ.
Một bức họa của Peter Paul Rubens được đem đi sơ tán. Bức tranh được lấy ra từ trong hòm gỗ để đưa vào nơi cất giấu bí mật.
Những bức tranh quý được sắp xếp gọn gàng trong các thùng gỗ để mau chóng mang đi cất giấu.
Một
bức tranh của danh họa Francisco de Goya được vận chuyển tới nơi cất
giữ an toàn. Khi đó, công cuộc sơ tán các tác phẩm nghệ thuật còn nhận
được sự hỗ trợ từ lực lượng quân đội.
Sau khi Thế chiến kết thúc, viện bảo tàng Louvre được mở cửa trở lại
từ năm 1945. Nhờ sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của nhân viên bảo
tàng thời đó mà những tác phẩm nghệ thuật quý giá đã không bị tổn hại
gì. Tất cả các tác phẩm từng được đem đi sơ tán đều an toàn trở về đúng
vị trí của mình trong viện bảo tàng một cách bình an vô sự.
Bích Ngọc
Theo Twisted Sifter