Hội nhập TPP: Doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận 6/20/2016 9:40:51 AM
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra những thay đổi lớn đối với thị trường lao động và đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận trong thời gian tới.

Toàn cảnh Hội thảo

Đó là quan điểm của TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại buổi tọa đàm về sự chuẩn bị của doanh nghiệp với các thay đổi của thị trường lao động do VCCI và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 16/6 tại Hà Nội.

Theo kết quả cuộc khảo sát của VCCI thực hiện năm 2015, hiện có tới 91% doanh nghiệp Việt chưa biết nhiều về TPP. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp không có sự chuẩn bị gì để thích nghi với sự thay đổi của các quy định lao động sắp tới.

Theo ông Lộc, hiệp định TPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại 4 tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Thực chất, điều này không có gì mới, vì Việt Nam đã tham gia vào các công ước của ILO từ khá lâu. Nhưng với việc tham gia TPP, đòi hỏi Việt Nam cần sửa đổi Luật Lao động 2012 và Luật Công đoàn trong thời gian tới để phù hợp với các yêu cầu nội tại của nền kinh tế và các yêu cầu hội nhập quốc tế.

Dự kiến vào tháng 7/2016, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa XIV. Đến tháng 10/2016, bản dự thảo bộ Luật Lao động sửa đổi sẽ được trình lên Quốc hội. Căn cứ trên nội dung, kết quả của phiên thảo luận trong hội thảo của các hiệp hội và các chuyên gia sẽ là dữ liệu đầu vào để VCCI và các chuyên gia ILO xây dựng dự thảo chiến lược về sự tham gia của tổ chức giới chủ trong quá trình sửa đổi pháp luật lao động thời gian tới.



Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 264
   Truy cập trong ngày : 349
   Tổng số truy cập : 28055841
Logo thương hiệu Việt