Điểm mới trong chiến lược ô tô VN: Không còn “nòng cốt” 7/23/2014 2:36:46 PM
(DĐDN) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó đáng chú ý là việc đưa ra các nhóm sản phẩm ưu tiên với việc chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên tỉnh, huyện, nội đô...
Số lượng xe sản xuất trong nước và xuất khẩu  (ĐVT: chiếc)

Trước hết, phải khẳng định việc Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược này đã tạo niềm vui cho hầu hết các DN đã, đang và dự định sẽ tham gia vào lĩnh vực này, ít nhất là biết mình đang và nên đi theo hướng nào, khác với mấy năm qua là tự mình đi mà không có định hướng rõ ràng.

Phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế

Nói vui là bởi nhiều lý do, nhưng trước hết xét về mặt quan điểm, chiến lược lần này xác định rõ: ”Công nghiệp ô tô là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn; Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở phát huy tiềm năng của DN thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng từng bước nhu cầu trong nước và như cầu an ninh, quốc phòng của đất nước...

Phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ôtô lớn trên thế giới để phát triển ngành CN ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ôtô thế giới; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng hiện đại”

Đầy đủ các nhóm ưu tiên

Chiến lược đã đề cập đến các nhóm sản phẩm ưu tiên và đáng lưu ý là nếu căn cứ vào đó thì hầu như những mẫu sản phẩm nào cũng được ưu tiên, nhưng có sự khác biệt ở việc sắp xếp theo thứ tự. Cụ thể:

Đối với xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên: Chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên tỉnh, huyện, nội đô... phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tang giao thông trong nước vói giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng;

Đối với xe chở người đến 9 chỗ: Tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.

Đối với xe chuyên dụng: Lựa chọn sản xuất, lắp ráp một số chủng íoại xe có nhu cầu lớn (xe chở beton, xe xitec, xe phục vụ an ninh, quốc phòng ...); khuyến khích sản xuất xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết họp vận tải hàng hoá với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu...) để đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng nông thôn và miền núi.

Đổi với công nghiệp hỗ trợ: Tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện, quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe; tăng cường họp tác vói các hãng ô tô lớn để lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà VN có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Khuyến khích các dự án lớn

Bảo đảm nhất quán, ổn định hệ thống chính sách trong thời gian tối thiểu 10 năm

Một trong những định hướng trong chiến lược này là xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất. Đẩy mạnh họp tác - liên kết giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô tô, các DN công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tể để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hoá.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều DN ô tô lớn thì một trong những vấn đề mà họ quan tâm nhất đã được đưa ra trong chiên lược này là lựa chọn một số bộ phận quan trọng trong chuỗi giá trị cấu thành ô tô đưa vào Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm. Đây thực sự là nội dung quan trọng đối với DN và cần thực hiện càng sớm càng tốt - GĐ một doanh nghiệp nhấn mạnh. Bên cạnh đó là việc nghiên cứu, rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí (thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) bảo đảm khả thi và ổn định lâu đài, phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập; rà soát, điều chỉnh chính sách cho vay dài hạn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất phù hợp theo từng thời kỳ đổi với những dự án sản xuât linh kiện, phụ tùng ô tô; hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan nhẳm đạt những mục tiêu phát triên của công nghiệp ô tô, đặc biệt đối với những dự án đầu tư sản xuất xe thân thiện môi trường.

Sơn Dũng

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 211
   Truy cập trong ngày : 1892
   Tổng số truy cập : 28107644
Logo thương hiệu Việt