Phản hồi của VNCB về gói tín dụng 50.000 tỷ đồng: Thực tế sẽ chứng minh! 4/4/2014 2:24:32 PM
(DĐDN) - Sau khi gói tín dụng 50.000 tỷ đồng với chuỗi liên kết 4 nhà mà Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Tập đoàn Thiên Thanh công bố, bạn đọc có hoài nghi về giá trị xác thực của gói, cũng như tính xác thực về tên tuổi các NH có liên quan.

Để trả lời những hoài nghi này, thông qua DĐDN, ông Phan Thành Mai, TGĐ VNCB đã khẳng định tính xác thực của gói tín dụng.

- Là “người trong cuộc”, mục tiêu của gói 50.000 tỷ đồng mà VNCB và Thiên Thanh công bố thực sự loại trừ lợi ích nhóm mà vì thị trường và niềm tin (nhưnhận định của TS Nguyễn Lê Nguyên trên DĐDN)?

Thời gian qua có rất nhiều khó khăn đối với DN, có nhiều bất lợi đặc biệt đối với niềm tin của người tiêu dùng cũng như niềm tin của đơn vị sản xuất và nhà thầu xây dựng. Nhìn thấy những khó khăn này, VNBC cùng với một số tổ chức khác là DN và các ngân hàng (NH) cùng nghiên cứu tháo gỡ các nút thắt này. Hiện tại, trong các dự án nhà ở, khách hàng thiếu niềm tin vào chủ đầu tư nhưng thực sự họ không biết cách nào để có căn hộ. Nhà thầu đã thi công số lượng lớn nhưng không biết bao giờ được trả tiền từ chủ đầu tư. Đơn vị sản xuất thì đưa vật liệu xây dựng (VLXD) vào công trình nhưng vẫn chưa nhận được khoản tiền theo hợp đồng đã ký kết. Nhiều NH thương mại lúc này đang muốn tăng trưởng tín dụng nhưng phải an toàn và tránh rủi ro. Các DN đều mắc ở một điểm là sự tiếp cận các nguồn vốn mới đều rất khó khăn trong khi họ đã có các khoản vay ở các NH khác. Gói tài chính 50.000 tỷ ra đời để giải bài toán khó này.

Như vậy, mục tiêu của gói này là góp phần tháo gỡ những nút thắt thị trường. Đồng thời, tất cả các chủ thể tham gia chuỗi liên kết đều thấy được lợi ích của họ, DN đủ năng lực, đủ điều kiện đều có thể tham gia. Đây là lợi ích của chung toàn thị trường với hàng ngàn DN, hàng triệu người lao động trong lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh xây dựng – VLXD – trang thiết bị nội ngoại thất - bất động sản.

- Vậy cơ sở để xác thực giá trị của gói tín dụng, đặc biệt khi thị trường có nhiều gói... ảo và xuất hiện thông tin các ngân hàng không tham gia gói 50.000 tỷ đồng cũng có tên?

Có 2 loại hình ngân hàng thương mại tham gia trong chuỗi. Nhóm 1 - nhóm “ngân hàng đồng hành”, VNCB đã đàm phán đạt được các thỏa thuận và sẽ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác với các Ngân hàng đồng hành tham gia chuỗi liên kết như BIDV, VCB, VietinbankSHB, VNCB, LienVietPostbank, MHB.


Mô hình liên kết 4 nhà đã được VNCB và BIDV triển khai từ tháng 7/2013

Trên thực tế, vì đây là hình thức tín dụng thương mại và sản xuất nên song song đó, các ngân hàng thành viên thuộc nhóm 1 đều có thể mời các ngân hàng thương mại khác tham gia trong chuỗi của mình (nhóm 2), trên cơ sở tuân thủ những theo thỏa thuận đã ký kết trong nhóm 1. Theo cách thức triển khai đó, trong thời gian qua, Ban TGĐ VNCB đã làm việc với Ban TGĐ một số ngân hàng, đang thỏa thuận các nội dung điều khoản chi tiết để có thể tiến tới hợp tác với MBOceanbankSacombank...

Giá trị xác thực của gói sẽ được chứng minh khi chuỗi liên kết được vận hành. Thực tế trên thị trường hiện nay các gói này không phải mới mà đã được các ngân hàng triển khai, có điều đó là ngân hàng độc lập còn chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với chủ đầu tưnhà thầu

Đây là chương trình thí điểm. VNCB hi vọng rằng các ngân hàng thương mại sẽ ủng hộ, đồng hành vì lợi ích chung cho thị trường và lợi ích của tất cả các thành viên tham gia liên kết. Xin lưu ý thông tin chúng tôi công bố là một số các ngân hàng đang cùng trên tiến trình đàm phán thống nhất với VNCB để hợp tác tham gia chuỗi liên kết, vì vậy, ngân hàng bạn cũng xác nhận đang đàm phán là đúng sự thực.

- Lợi ích chính xác và dài lâu như ông nói của chương trình liệu sẽ mất bao lâu mới có thể chứng minh?

Xét trên diện rộng gói hỗ trợ không chỉ tác động đến  ngành BĐS mà còn liên quan đến cả thị trường xây dựng.

Kỳ vọng chung không chỉ của VNCB và các chủ thể tham gia chuỗi, cũng đồng thời là của rất nhiều DN BĐS là tháo gỡ, lưu thông hàng tồn kho, kích thích cho sản xuất VLXD. Về ý nghĩa kinh tế, sẽ tái cấu trúc lại thị trường VLXD thông qua việc cung cấp nguồn vốn đồng thời tạo ra điểm lẫy quan trọng là có một nhà tổ chức đứng giữa để kết nối các nhà sản xuất với chủ đầu tư có nhu cầu. Khi tham gia chuỗi này, DN sẽ có thể mua vật liệu với giá thấp hơn thị trường từ 10 - 20%. Nó tạo ra sự thông thương giao lưu VLXD đến công trình, giảm giá trên số lượng lớn. Trong đó rõ nét nhất là thúc đẩy phát triển nhà ở diện tích nhỏ, nhà thương mại diện tích nhỏ giá thấp, tạo mặt bằng giá mới giúp thị trường BĐS ổn định hơn.

Cần nói rõ thêm về các DN cung ứng - Để một chủ thể được thẩm định và phê duyệt sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật trong chuỗi. Đặc biệt, VLXD được chọn tham gia cần đáp ứng quy định đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu chất lượng, cung ứng tiến độ đúng theo yêu cầu, có giá cả cạnh tranh nhất. Và tất nhiên, khi giao dịch giữa các bên thuận lợi, chất lượng đảm bảo để hoàn thành các công trình, ngân hàng triển khai được các dịch vụ, VNCB cũng sẽ có được lợi ích từ các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho các bên.

- Xin cảm ông!

Lê Mỹ thực hiện

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 111
   Truy cập trong ngày : 5872
   Tổng số truy cập : 28077231
Logo thương hiệu Việt