Ngành dệt may Việt Nam phản ứng trước việc Mỹ rút khỏi TPP 1/25/2017 1:15:51 PM
Việc Mỹ rút khỏi TPP cũng đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam phản ứng trước việc Mỹ rút khỏi TPP

Với ngành dệt may , một trong những ngành hàng được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá khi TPP được ký kết, nay việc Mỹ chính thức rút khỏi TPP cũng đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải tính toán cho mình những bước đi phù hợp hơn trong thời gian tới.

Đại diện Tổng Công ty May 10 cho biết, việc Mỹ chính thức rút khỏi TPP không còn là thông tin gây sốc cho doanh nghiệp. Bởi trong quá trình tranh cử, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã có kế hoạch hủy quyết định thông qua.

Tuy nhiên, không có TPP, mục tiêu tăng trưởng trong năm 2017 của doanh nghiệp sẽ giảm từ 30% xuống chỉ còn khoảng 12%. Bên cạnh đó, các dự án mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh cũng tạm thời phải dừng lại.

Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, việc không có TPP đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn bởi không có sự hỗ trợ của việc cắt giảm thuế. Trước đây Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trường chính của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Do đó, dù Mỹ rút khỏi TPP cũng không có nghĩa là ngành dệt may đi vào suy giảm.

Cũng theo các chuyên gia, thời điểm này là quá sớm để có thể nhận định về hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ hoặc các nước đã tham gia TPP. Bởi các quyết định của Chính phủ mới của Mỹ vẫn chưa thể hiện những xu thế rõ ràng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể chuyển sang đàm phán song phương với các nước là bạn hàng của Mỹ. Đó cũng là cách để hàng Việt Nam có được những ưu đãi khi gián tiếp vào thị trường Mỹ.

http://cafef.vn/nganh-det-may-viet-nam-phan-ung-truoc-viec-my-rut-khoi-tpp-20170124160252944.chn



Theo Đức Chung - Đức Tiến - VTV



Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 545
   Truy cập trong ngày : 3321
   Tổng số truy cập : 28019215
Logo thương hiệu Việt