Công nghiệp phụ trợ “làm nóng” hội nghị ngành ô tô 8/27/2014 9:35:30 AM
BizLIVE - Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị công bố chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô. Công nghiệp phụ trợ tiếp tục là chủ đề nóng được nhiều nhà lắp rắp ô tô trong nước nêu ra tại hội nghị này.

Hình minh họa.

Ông Jesus Metelo Arias, Tổng giám đốc Ford Việt Nam cho rằng vấn đề lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính là công nghiệp phụ trợ. 

Theo đó, quy mô, hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn còn thấp. Vì vậy Việt Nam cần có hỗ trợ và tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát triển.

Khi các nhà sản xuất ô tô tìm được các nhà cung cấp link kiện nội địa có giá thành phù hợp, sẽ làm gia tăng chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường ô tô trong nước.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã từng đưa ra khuyến nghị tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ địa phương nhằm giảm chi phí sản xuất và giá thành ô tô của Việt Nam. Tuy nhiên chi phí vận hành lớn là một trong những lí do đã đẩy giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn nước ngoài.

Theo ông Dương Đình Giám, Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp Bộ Công Thương: việc các nhà sản xuất  ô tô quan tâm đến công nghiệp phụ trợ là rất chính đáng. Vị này tái khẳng định, Việt Nam muốn có ngành công nghiệp ô tô thì phải có công nghiệp phụ trợ phát triển.

Giải pháp cho vấn đề này là Chính phủ Việt Nam sẽ có những ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế cho doanh nghiệp… và quan trọng là phải tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất ô tô và các doanh nghiệp phụ trợ.

Đề xuất phát triển công nghiệp phụ trợ, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch CTCP Ôtô Trường Hải (Thaco) cho rằng, các nhà sản xuất ô tô sẽ tìm kiếm những nhà sản xuất linh kiện có chất lượng. 

Trong khi hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam hoạt động ở quy mô vừa và nhỏ. Do vậy, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ông Dương đưa ra ví dụ: Ở Indonesia và Thái Lan, đã đầu tư được một hệ thống nhà máy sản xuất phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô vững mạnh. Hay ở Hàn Quốc, các hãng xe như Huyndai, Kia, Daewoo… đã liện kết rất chặt chẽ với các doanh nghiệp phụ trợ cung cấp linh kiện.

Theo lộ trình, đến năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ chỉ còn 0%. Điều này sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước. 

Do vậy nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp cho doanh nghiệp lắp ráp trong nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ.

Các doanh nghiệp phụ trợ cũng cần xem xét lựa chọn sản xuất những link kiện đúng với nhu cầu của các đơn vị lắp ráp ô tô trong nước. Việc tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm của những doanh nghiệp lắp ráp ô tô chính là tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát triển.


Theo BizLive

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 324
   Truy cập trong ngày : 1399
   Tổng số truy cập : 28072758
Logo thương hiệu Việt