Báo Nga: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam “vượt mặt” Trung Quốc trong quý IV 12/28/2015 11:21:48 AM
Trong khi nền kinh tế Việt Nam đang củng cố sức cạnh tranh, thì Trung Quốc lại đang loay hoay với bộn bề cải cách, tờ Sputnik của Nga so sánh.
Báo Nga: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam “vượt mặt” Trung Quốc trong quý IV
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý IV đạt 7,01%, cao hơn so với mức 6,87% và vượt tỷ lệ 6,9% của Trung Quốc. Ảnh: WSJ

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý IV đã vượt tỷ lệ của Trung Quốc, nhờ lĩnh vực sản xuất tăng trưởng vượt dự đoán.

Tuy nhiên, tờ Sputnik lưu ý thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam vẫn là trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế. Còn Trung Quốc đang hưởng lợi từ những chuyển biến đầu tiên trong công cuộc cải cách kinh tế, theo chiều hướng chú trọng tiêu dùng nội địa.

Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao kỷ lục và tăng trưởng sản xuất là hai trong những động lực củng cố vị trí của Việt Nam trong top những nền kinh tế công nghiệp hóa nhanh nhất châu Á.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý IV đạt 7,01%, cao hơn so với mức 6,87% và vượt tỷ lệ 6,9% của Trung Quốc.

Tuy nhiên theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong cả năm đạt 6,68% vẫn kém Trung Quốc Nhưng số liệu này đã vượt mục tiêu ban đầu là 6,2%.

Sputnik nhận định nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc nhờ xuất khẩu hàng hóa do các công ty đa quốc gia sản xuất tăng và hoạt động tiêu dùng nội địa được cải thiện. Ngoài ra, việc tiền đồng được hạ giá gần đây cũng hỗ trợ sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và đầu tư, từ đó đưa Việt Nam tiến gần tới mục tiêu tăng trưởng.

Cả năm, xuất khẩu của Việt Nam tăng 8,1% lên 162,4 tỷ USD, sản phẩm của doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 71% kim ngạch.

Tuy nhiên, tính theo tổng giá trị, xuất khẩu trong cả năm chưa đạt mục tiêu do giá nguyên liệu thô sụt giảm.

Sản xuất tăng trưởng 10,6% trong cả năm, trong khi vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,4%, chạm đỉnh 14,5 tỷ USD.

Lĩnh vực tài chính cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tiêu dùng nội địa hồi phục. Doanh số bán lẻ tăng 9,5% trong năm 2015. Tín dụng tăng 17,2%.

Dựa trên các chỉ báo khả quan, chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2016 đạt 6,7%.

Trong khi đó, Trung Quốc đang loay hoay kiến thiết lại mô hình nền kinh tế để giảm lệ thuộc vào tăng trưởng nhờ xuất khẩu.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu đang co bóp, lợi nhuận công nghiệp giảm 1,4% trong tháng 11 so với cùng kỳ. 11 tháng đầu năm, lợi nhuận công nghiệp giảm 1,9%.

Nhưng ngược lại, hoạt động đầu tư của Trung Quốc đã tăng 1,43 tỷ USD trong tháng 11 so với một năm trước, báo Nga lưu ý.

Bắc Kinh đang theo đuổi "cải cách nguồn cung", trong đó chính phủ sẽ thiết lập các trụ cột nội địa mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.



Theo Nhịp sống kinh doanh

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 217
   Truy cập trong ngày : 2214
   Tổng số truy cập : 29132898
Logo thương hiệu Việt