OpenAI chuẩn bị mở tính năng mua hàng trực tuyến trên ChatGPT

Mới đây, OpenAI đã công bố một thông tin bất ngờ, trong đó cho biết người dùng sắp có thể mua sắm hàng hoá thông qua ChatGPT. Cụ thể, việc bổ sung nút mua sắm cho các truy vấn tìm kiếm sử dụng AI sẽ được triển khai cho tất cả mọi người, kể cả những người không đăng nhập.

Tuy nhiên, người dùng sẽ không thể thanh toán trực tiếp trong ChatGPT mà thay vào đó, họ sẽ được chuyển hướng sang trang web của người bán để hoàn tất giao dịch.

Theo tiết lộ của ông Adam Fry, trưởng nhóm phát triển sản phẩm tìm kiếm ChatGPT tại OpenAI, người dùng ChatGPT hiện đang thực hiện hơn một tỷ lượt tìm kiếm mỗi tuần, và họ sử dụng công cụ này để nghiên cứu đủ loại mặt hàng, từ mỹ phẩm, đồ gia dụng cho đến thiết bị điện tử.

Do đó, tính năng mới này sẽ giúp người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và thực hiện hoạt động mua sắm thuận tiện hơn. Các đề xuất sản phẩm mà ChatGPT đưa ra dựa trên thông tin về sở thích mà công cụ nhớ được từ người dùng, cũng như các bài đánh giá sản phẩm được tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm cả những đơn vị đánh giá chuyên nghiệp cho đến người dùng trên các diễn đàn như Reddit.

Nhìn chung, trải nghiệm mua sắm mới trong ChatGPT có nhiều điểm tương đồng với Google Shopping. Cả hai nền tảng đều có giao diện hiển thị danh sách các nhà bán lẻ, như Amazon hay Walmart, ở bên phải màn hình khi người dùng nhấp vào hình ảnh của sản phẩm họ thấy thích, cùng với các nút bấm để tiến hành mua hàng.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn, đó là các kết quả hiển thị trong tìm kiếm của ChatGPT hiện tại đều là kết quả tự nhiên, không liên quan quảng cáo. “Chúng không phải là quảng cáo”, ông Fry khẳng định. Trong khi đó, một số đề xuất sản phẩm xuất hiện trên Google Shopping lại được hiển thị vì các nhà bán lẻ đã trả tiền để chúng xuất hiện. Nhưng đó cũng chỉ là một trong những yếu tố mà Google dùng để quyết định sản phẩm nào sẽ được đưa lên đầu trang. Các trang web chuyên đánh giá sản phẩm luôn cố gắng tinh chỉnh nội dung để thuyết phục thuật toán của Google rằng bài đánh giá của họ có chất lượng cao và được viết bởi những người đã thực sự thử nghiệm sản phẩm. Google ưu tiên những bài đánh giá kỹ lưỡng trong kết quả tìm kiếm, và khi một sản phẩm được xếp hạng cao, nhiều người có thể mua hàng qua các đường link trong bài viết, giúp trang web thu về hàng triệu USD từ hoa hồng tiếp thị liên kết (affiliate).

Vậy ChatGPT chọn sản phẩm để gợi ý dựa trên tiêu chí nào?

Quảng cáo

“Chúng tôi không tìm kiếm các tín hiệu cụ thể trong một thuật toán nào đó”, ông Adam Fry chia sẻ. Theo ông, đây sẽ là một trải nghiệm mua sắm mang tính cá nhân hóa và mang tính hội thoại nhiều hơn là chỉ dựa vào từ khóa.

search-shoppingpng.jpg
Một ví dụ về tính năng mua sắm trực tuyến trên công cụ ChatGPT

Nếu bạn nói rằng bạn chỉ thích mua quần áo màu đen từ một nhà bán lẻ cụ thể, thì ChatGPT sẽ ghi nhớ thông tin đó để lần sau khi bạn hỏi nên mua chiếc áo nào, công cụ sẽ đưa ra những gợi ý phù hợp với sở thích của bạn. Ngoài ra, người dùng có thể yêu cầu ChatGPT ưu tiên loại đánh giá nào khi tổng hợp danh sách sản phẩm được khuyến nghị.

Khi được hỏi liệu ông có xem đây là nguồn doanh thu tiềm năng lớn trong tương lai không, ông Adam Fry cũng cho biết OpenAI vẫn đang tập trung vào trải nghiệm người dùng trước tiên và sẽ tiếp tục điều chỉnh sau khi sản phẩm chính thức ra mắt.

OpenAI có những mục tiêu doanh thu rất tham vọng. Theo The Information, công ty kỳ vọng đạt 125 tỷ USD doanh thu vào năm 2029. Năm 2024, doanh thu của OpenAI chỉ dưới 4 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa rõ doanh thu hoa hồng affiliate từ tính năng mua sắm mới sẽ đóng vai trò lớn đến mức nào trong việc đạt được mục tiêu đó.

CEO Sam Altman từng đề cập đến khả năng sử dụng phí hoa hồng như một phần trong chiến lược doanh thu của công ty, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Ben Thompson, tác giả bản tin Stratechery.

Thực chất, đây không phải là tính năng liên quan đến mua sắm đầu tiên mà OpenAI ra mắt trong năm 2025. Một công cụ AI khác của công ty, gọi là Operator, có thể điều khiển trình duyệt web và thực hiện các thao tác như mua sắm hàng tạp hóa hay đặt kỳ nghỉ, mặc dù trải nghiệm ban đầu cho thấy tính năng này vẫn còn khá cứng nhắc.

Perplexity, một đối thủ của OpenAI trong mảng tìm kiếm bằng AI, cũng đã ra mắt tính năng “Buy with Pro” vào cuối năm ngoái, cho phép người dùng mua sắm ngay trong ứng dụng.

Ngoài ra, hiện tại tab Google Shopping cũng có mục “Được nghiên cứu bởi AI” (Researched with AI) cho một số truy vấn, cung cấp tóm tắt các bài đánh giá online và các lựa chọn sản phẩm được đề xuất.

Theo https://thuonggiaonline.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/