Xây dựng một nền kinh tế thương hiệu “Made in Việt Nam”?

Theo Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đoàn Duy Khương, một trong những yếu tố để kinh doanh thành công, phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh mới, chính là làm thế nào để xây dựng một nền kinh tế thương hiệu “made in Việt Nam” có sức cạnh tranh cao và dễ dàng tiếp cận những thị trường được xem là khó tính nhất trong khu vực và thế giới như Anh, Nhật Bản, EU…

Trong hội nhập với khu vực và thế giới, để không bị hòa lẫn, thương hiệu là yếu tố quan trọng trong đường đi, nước bước của mỗi DN. Ông có đồng ý với quan điểm này?

Trong bối cảnh Cộng đồng chung ASEAN được hình thành từ năm 2016, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được hoàn tất, DN Việt Nam đứng trước những cơ hội vô cùng rộng mở để phát triển nội lực, những tiềm năng sẵn có đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thử thách. Để tiếp tục là một thị trường hấp dẫn, hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh với EU nói riêng và thế giới nói chung, DN Việt Nam cần phải nỗ lực và sáng tạo không ngừng. Một trong những yếu tố để kinh doanh thành công, phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh mới, chính là làm thế nào để xây dựng một nền kinh tế thương hiệu “made in Việt Nam” có sức cạnh tranh cao và dễ dàng tiếp cận những thị trường được xem là khó tính nhất trong khu vực và thế giới như Anh, Nhật Bản, EU…

Thương hiệu và sở hữu trí tuệ đang ngày càng chi phối giá trị của mỗi sản phẩm toàn cầu. Chỉ riêng giá trị thương hiệu ngày nay đã chiếm 1/3 giá trị nền kinh tế toàn cầu. Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với một quốc gia nói chung, cũng như các DN nói riêng. Hiện nay, lượng đăng ký và sở hữu trí tuệ ở lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp... của các DN trong nước tăng khá nhanh, đặc biệt là khi nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên hiện nay ở nước ngoài mới chỉ có khoảng 1.000 thương hiệu của Việt Nam được đăng ký.  Con số này là rất nhỏ nếu nhìn vào tổng số hàng trăm nghìn các DN Việt Nam đang hoạt động.  Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu trong từng ngành hàng và giữa các ngành hàng với nhau, việc sở hữu một thương hiệu được khách hàng, người tiêu dùng tin cậy, xã hội công nhận sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của DN đó.

Quan trọng như vậy nhưng việc xây dựng thương hiệu dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của DN. Đâu là rào cản, thưa ông?

Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc xây dựng thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng cho sự phát triển của DN. Hiện nay, rào cản trong việc định vị thương hiệu Việt thường là do lãnh đạo DN còn thiếu ý thức xây dựng thương hiệu, DN thiếu tiền đầu tư cho hoạt động truyền thông. Đa số DN đều là DN vừa và nhỏ, do vậy  thường gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào truyền thông nhằm xây dựng và nâng cao thương hiệu, đặc biệt là những DN đã lựa chọn phân khúc thị trường là người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp. Đầu tư vào truyền thông sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao và như vậy làm mất lợi thế chi phí thấp của họ.

Bên cạnh đó, nhiều DN còn chưa thật sự hiểu rõ vai trò của thương hiệu, thường đánh đồng, nhầm lẫn thương hiệu chỉ là logo hay dấu hiệu nhận biết. Với xu thế mới, thương hiệu của một quốc gia, một DN cần phải truyền tải được thông điệp về sự khác biệt, về văn hóa, có tính cạnh tranh cao cả ở thị trường nội địa và quốc tế. 

Vậy ông có lời nhắn nhủ nào cho DN?

Một trong những yếu tố để giúp các DN xây dựng được thương hiệu mạnh chính là cần phải nắm rõ, đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm “lắng nghe” những đánh giá của họ. Từ đó, các DN có thể thấy thương hiệu của mình đang ở đâu trong sự nhận biết của người tiêu dùng và dựa vào đó từng DN sẽ có được chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và bền vững, có thể mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mới, các dịch vụ ngày càng tốt hơn và chuyên nghiệp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đối với sản phẩm XK, DN Việt càng cần phải chú trọng đảm bảo chất lượng, uy tín, đặc biệt đối với các thị trường khó như EU, Nhật Bản, Mỹ để làm sao nhắc đến thương hiệu Việt là một bảo chứng mạnh mẽ về giá trị, sự an tâm tin tưởng của khách hàng.

Xin cảm ơn ông!




Theo Báo hải quan

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/