FTA mở ra điều kiện để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường cao cấp

Theo PGS., TS. Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương), việc ký kết nhiều FTA để mở ra mối quan hệ làm ăn tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam với thế giới bên ngoài.

FTA mở ra điều kiện để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường cao cấp

Đáng chú ý, mặc dù có sự thâm hụt thương mại trong một vài tháng nhưng tính chung nửa đầu năm 2019 cán cân thương mại của Việt Nam vẫn duy trì đà xuất siêu, với thặng dư khoảng 1,64 tỷ USD. Kết quả tích cực trên đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cũng như đảm bảo cán cân thanh toán cho đất nước. Để có những phân tích và đánh giá chi tiết hơn, chuyên gia Phạm Tất Thắng đã có một số trao đổi về những nội dung trên.

PV. Thưa ông, qua số liệu thống kê trong những tháng đầu năm về hoạt động xuất nhập khẩu, theo ông có những nét gì nổi bật?

PGS., TS. Phạm Tất Thắng.
PGS., TS. Phạm Tất Thắng.

PGS., TS. Phạm Tất Thắng: Theo tôi 10 năm nay, xuất khẩu luôn là điểm sáng của nền kinh tế. Nhưng điều đáng lưu ý  là 6 tháng đầu năm 2019 trong khi thị trường thế giới có nhiều biến động và đã xuất hiện đâu đó xu hướng bảo hộ thì xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao nhất từ nhiều năm nay.

Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng cao như vậy, thưa ông?

Đây là tổng hòa của nhiều yếu tố. Trước hết, những năm qua Chính phủ đã chú ý khai thông bằng cách ký nhiều FTA để mở ra mối quan hệ làm ăn tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam với thế giới bên ngoài.

Hơn nữa, trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, chính sách này cũng phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, chủ trương mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là yếu tố rất quan trọng đóng góp vào sức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm đã vượt con số 200 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 122,42 tỷ USD, tăng 7,1%, nhập khẩu ước đạt 120,78 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Còn về nông nghiệp, việc đầu tư mạnh cho nông nghiệp sạch, kết quả đã thấy rõ, nhiều mặt hàng đã vào được thị trường cao cấp.

Nổi bật là mặt hàng rau quả, từ trước đến nay chúng ta chưa bao giờ nghĩ, rau quả trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng kể từ năm 2016 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt cả xuất khẩu gạo, dầu thô và hiện tiếp tục tăng, mở ra khả năng cho nông dân được làm giàu bằng công sức trên mảnh đất của mình.

Hiện nhiều sản phẩm của Việt Nam đã vào được thị trường khó tính, như 6 mặt hàng đã vào Mỹ, 9 mặt hàng vào thị trường Trung Quốc, nhiều mặt hàng vào Australia… đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn năm nay đạt 93.000 tấn, giá trung bình rất khá, thậm chí đã có doanh nghiệp thử sản xuất loại vải cao cấp bán tới 200.000 đồng/12 quả, nghĩa là mỗi quả có giá tới 17.000 đồng nhưng vẫn bán hết.

Điều này chúng tỏ nếu biết đầu tư đúng hướng thì có  thể thu nhiều kim ngạch hơn nữa và làm giàu bằng rau quả.

Dịch vụ đạt gần 8 tỷ USD, trong đó du lịch tăng gần 8% và chiếm gần 70% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, ông nhìn nhận thế nào về con số này?

Chính phủ nhiều lần nhắc nhở rằng dịch vụ chưa xứng tầm và có sự chỉ đạo sát sao. Trong 6 tháng đầu năm, lĩnh vực này đã có kết quả tương đối tốt, nhất là dịch vụ du lịch.

Đơn cử, đầu năm 2019, Việt Nam nhận được giải thưởng điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Đây là điều rất đáng mừng. Rồi có những du thuyền cao cấp đã cập bến Hạ Long, thực hiện chủ trương đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và làm giàu cho nhiều địa phương.

Tuy vậy, theo tôi vẫn còn chưa tương xứng so với tiềm năng. Hơn nữa có nhiều dịch vụ khác như viễn thông, ngân hàng, y tế, giáo dục chưa phát triển tương ứng.

Thời gian qua, Việt Nam đã ký một loạt các hiệp định thương mại tự do như CPTPP,EVFTA… vậy các hiệp định này sẽ có tác động như thế nào tới xuất khẩu của Việt Nam?



Theo Tạp chí Tài Chính

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/