WB nói về lợi thế “không nước nào có” của Việt Nam trong TPP

Với chuyên đề về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được công bố sáng 2/12, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng Việt Nam có một số lợi thế so sánh, mà không nước nào có.
WB nói về lợi thế “không nước nào có” của Việt Nam trong TPP

Khác biệt đáng kể

Báo cáo của WB tính toán, TPP có thể sẽ bổ sung thêm 8% GDP, 17% giá trị xuất khẩu thực tế, và 12% lượng tích lũy tài sản cho Việt Nam trong vòng 20 năm tới.

Phần đóng góp chính vào con số này chính là mức giảm thuế quan đánh vào hàng xuất khẩu vào các nước trong khối, nhất là dệt may và phụ kiện.

Trong số các nước tham gia TPP hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và có một số lợi thế so sánh đặc biệt mà không nước nào có được, cụ thể là ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành hiện nay đang chịu thuế suất cao như dệt may, chuyên gia WB nhấn mạnh.

WB cũng cho rằng, TPP sẽ làm tăng thêm khối lượng FDI vào Việt Nam và làm tăng năng lực xuất khẩu, kể các các nhà cung cấp thượng nguồn cho các ngành hiện đang bị chi phối bởi quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ (ví dụ dệt may).

Bên cạnh đó, việc cắt giảm các biện pháp phi thuế quan cũng sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đầu tư dự kiến sẽ tăng trên 20% khi TPP đi vào thực hiện và sẽ làm tăng đáng kể lượng vốn đầu tư và tăng trưởng dài hạn.

Tiền lương 5 nhóm ngành dự kiến cũng sẽ tăng trong giai đoạn 2020-2035, trong đó tiền lương nhóm tay nghề thấp tăng nhanh nhất.

Tác động tiếp theo là TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Hầu hết các loại thuế quan và nhiều biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm ngay lập tức; thuế quan và các chính sách hạn chế khác đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm dần.

Thông tin từ chuyên đề TPP của WB cũng nhấn mạnh, việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.

Cả trong lẫn ngoài

Theo đánh giá của WB, Việt Nam đã thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng sản phẩm chế tạo có giá trị cao hơn. TPP sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình này.

Hiện nay tỷ trọng hàng chế tạo chiếm khoảng 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 2035 sẽ tăng thêm 30% nữa, báo cáo ước tính.

Với nhập khẩu, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, TS. Phạm Minh Đức đánh giá, TPP cũng sẽ làm cho Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng cao vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhập khẩu hàng chế tạo, chủ yếu là sản phẩm trung gian (chiếm 2/3 nhập khẩu theo kịch bản cơ sở năm 2015) sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với nông sản (10% nhập khẩu năm 2015) và dịch vụ.

Nhập khẩu hàng dệt may, phụ kiện và da giày cũng được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng từ các nước trong khối, do quy tắc xuất xứ trong TPP.

Nhìn tổng thể, WB cho rằng việc Việt Nam thực hiện các cam kết TPP cũng đồng nghĩa với thực hiện một chương trình cải cách trong nước và quyết liệt.



Theo Nguyên Vũ/VnEconomy

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/