Vốn FDI Nhật Bản chảy mạnh vào Việt Nam

Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Hàn Quốc và Malaysia về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2015.
Vốn FDI Nhật Bản chảy mạnh vào Việt Nam

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 11 tháng năm 2015 Việt Nam có 1.855 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng ký là 13,55 tỷ USD, và 692 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 6,66 tỷ USD.

Lũy kế 11 tháng năm 2015 vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 20,22 tỷ USD. Trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Hàn Quốc và Malaysia với 281 dự án cấp mới và 129 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư trong 11 tháng là 1,72 tỷ USD.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 99 dự án cấp mới và 77 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký là 922,9 triệu USD (chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư).

Đứng thứ 2 là lĩnh vực xây dựng có 8 dự án cấp mới và 1 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 355,9 triệu USD (chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đầu tư là 146,84 triệu USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác.

Các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức: 100% vốn nước ngoài với 233 dự án cấp mới và 115 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 1,3 tỷ USD chiếm 75,6% tổng vốn đầu tư. Đứng vị trí thứ hai là hình thức hợp đồng BOT với 1 dự án nhưng số vốn là 343,65 triệu USD chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, hình thức liên doanh với 46 dự án cấp mới và 13 dự án tăng vốn với số vốn là 74,84 triệu USD chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm số vốn ít nhất là 1,8 triệu USD chiếm 0,1% tổng vốn đầu tư trong 11 tháng năm 2015.

Trong 11 tháng năm 2015 Nhật Bản đã đầu tư vào 32/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó Quảng Ninh thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản trong 11 tháng nhất với tổng vốn đăng là 343,65 triệu USD (chiếm 20% tổng vốn đầu tư).

Đứng thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư là 169,8 triệu USD (chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư). Thành phố Hồ Chí Minh đứng  thứ 3 với tổng số vốn là 146,4 triệu USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác.

Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam trong 11 tháng:

- Dự án xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT: dự án được đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư của Nhật là 343,64 triệu USD.

- Dự án Công ty TNHH Nitori Bà Rịa – Vũng Tàu: dự án này đầu tư vào KCN – Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 150 triệu USD.

- Dự án khu công nghiệp Thăng Long – Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư là 70,1 triệu USD.




Theo tin tức Trí thức Trẻ

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/