VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”

Chứng khoán tuần 25/11 - 29/11 khép lại với nỗ lực hồi phục tuần thứ 2 liên tiếp đưa chỉ số vượt ngưỡng 1.250 điểm. Xét trên biểu đồ tháng, thị trường kết tháng sụt giảm 14 điểm song không thể phủ nhận nỗ lực hồi phục trong 2 tuần vừa qua khi bật tăng hơn 50 điểm từ vùng 1.200 điểm.

Chỉ số VN-Index hình thành nến Marubozu tăng mạnh, đóng cửa ở mức cao nhất trong tuần. Cụ thể thị trường ghi nhận 4/5 phiên tăng điểm, dòng tiền không quá bùng nổ và chưa xuất hiện phiên bùng nổ theo đà.

Dòng tiền nhập cuộc vẫn tương đối thận trọng, thị trường từng bước đi lên trong nghi ngờ. Khối ngoại cũng là điểm sáng trong tuần qua sau quãng thời gian ròng rã bán ròng nhóm nhà đầu tư ngoại đã quay lại mua ròng trong tuần qua. Đóng cửa tuần giao dịch từ 25/11-29/11, chỉ số VN-Index ở mức 1.250.46 điểm, tăng 22,36 điểm (+1,82%).

Thanh khoản khớp lệnh tuần qua tương đối trầm lắng, sụt giảm -27,3% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế đến cuối tuần giao dịch, thanh khoản giao dịch bình quân trên sàn HSX đạt 462 triệu cổ phiếu (-15,74%), tương đương 12.227 tỷ đồng (-14,46%) về giá trị giao dịch.

Độ mở thị trường sắc xanh chiếm ưu thế vượt trội với 17/21 nhóm ngành tăng điểm. Dẫn dắt đà hồi phục của thị trường và tâm lý nhà đầu tư trong tuần qua là các nhóm ngành như: công nghệ viễn thông (+8,75%), bảo hiểm (+6,28%), nhựa (+5,02%), dược phẩm (+4,91%),... Ở chiều ngược lại, áp lực điều chỉnh vẫn phủ bóng lên một số nhóm ngành như: phân bón (-1,81%), hàng tiêu dùng (-1,21%), cảng biển (-0,42%),...

Khối ngoại có tuần mua ròng trọn vẹn trên sàn HSX, kéo dài chuỗi mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị giao dịch đạt +1.002 tỷ đồng. Tâm điểm mua ròng của khối ngoại trong tuần qua là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: FPT (+1,251 tỷ đồng), MSN (+433 tỷ đồng), CTG (+137 tỷ đồng),... Ở chiều bán ròng, nhóm nhà đầu tư ngoại hạ tỷ trọng một số mã: VCB (-206 tỷ đồng), HDB (-162 tỷ đồng), VRE (-146 tỷ đồng),...

VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần rất tích cực về điểm số, chinh phục lại mốc kháng cự (1.249 - 1.250) điểm mà phiên hôm qua đã bỏ lỡ. Tuy vậy, điểm trừ là thanh khoản chưa thực sự bùng nổ một cách mạnh mẽ để xác nhận.

Trên biểu đồ tuần, VN-Index có 2 tuần tăng điểm liên tiếp, nhưng khối lượng khớp lệnh trong tuần sụt giảm so với tuần trước và thấp hơn (-27,3%) so với mức trung bình 20 phiên. Trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index đã chính thức xác nhận hình thành khu vực đáy trung hạn ở vùng 1200 điểm và có thể tiếp tục phục hồi.

anh-chup-man-hinh-2024-12-01-luc-192816.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Chỉ số VN-Index có thể trở về ngưỡng 1.265

Chứng khoán BIDV (BSC)

Dòng tiền tuy vẫn còn yếu nhưng tâm lý thị trường khá ủng hộ đà hồi phục của VN-Index. BSC vẫn duy trì quan điểm chỉ số có thể trở về ngưỡng 1.265. Tuy nhiên chỉ số đang ở ngưỡng kháng cự cũ 1.250, sự rung lắc có thể diễn ra 1 - 2 phiên tới.

Quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường tiếp tục nới rộng nhịp hồi phục và phủ nhận tín hiệu hạ nhiệt trong phiên 28/11. Thanh khoản tăng so với phiên trước nhưng vẫn ở mức khá thấp, cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng khi thị trường tăng điểm nhưng nguồn cung cũng chưa gây sức ép lên thị trường. Tín hiệu tăng điểm trở lại đang giúp thị trường cân bằng trước vùng 1.250 – 1.265 điểm, vùng tranh chấp trong quá khứ.

Dự kiến thị trường sẽ tiến sâu vào vùng này để kiểm tra cung cầu. Có khả năng nguồn cung sẽ gia tăng trở lại và gây áp lực cho thị trường trong vùng này. Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường.

Hiện tại, nhà đầu tư có thể khai thác cơ hội ngắn hạn tại một số cổ phiếu có diễn biến dần khởi sắc từ vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua, có thể cân nhắc diễn biến hồi phục để chốt lời ngắn hạn.

Cần thêm thời gian để xác nhận xu hướng của thị trường

Quảng cáo

Chứng khoán TPBank (TPS)

VN-Index tạo lập một cây nến hồi phục sau phiên giảm điểm trước đó. Thanh khoản duy trì ở ngưỡng thấp; đà tăng của thị trường phần lớn tập trung vào phiên chiều. Nhóm phân tích cho rằng khi có nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt xuất hiện (nhóm vốn hóa lớn) thì thị trường mới có thể mở ra các kịch bản tươi sáng hơn.

Hiện tại, những nhà đầu tư đã giải ngân ở 1.240 điểm nên có quan sát và có thể mua mạnh hơn khi thanh khoản quay trở lại. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm thời gian để xác nhận xu hướng của thị trường.

VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN)

Nhịp hồi phục hiện nay của VN-Index đang diễn ra theo hướng “hồi phục trong nghi ngờ” khi thanh khoản chưa thực sự khiến nhà đầu tư yên tâm. Để củng cố nhịp hồi phục hoặc chuyển từ hồi phục sang xu hướng tăng điểm về vùng đỉnh cũ, VN-Index được kỳ vọng sẽ xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”. Đây là yếu tố quan trọng cho các quyết định gia tăng tỷ trọng hiện nay. Nhà đầu tư cần lưu ý mốc kháng cự tại 1.257 (MA 200 ngày).

Chờ đợi sự xác nhận xung lực tăng điểm trước khi dùng vị thế mua lớn

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Trên biểu đồ tuần, VN-Index có 2 tuần tăng điểm liên tiếp, nhưng khối lượng khớp lệnh trong tuần sụt giảm so với tuần trước và thấp hơn (-27,3%) so với mức trung bình 20 phiên. Thị trường tăng điểm trong nghi ngờ 2 tuần qua khiến việc xác định tạo đáy của VN-Index là chưa rõ ràng.

Chúng tôi đã khuyến nghị căn bán, chốt lời một phần danh mục đã mua từ mốc 1.208 điểm tại mốc kháng cự 1.249 điểm. Ở thời điểm hiện tại mức tăng của thị trường là khá, giữ được ngưỡng 1.249 điểm, song chưa được sự xác nhận của thanh khoản, nên việc mua đuổi ở vùng này chưa phải là thời điểm an toàn.

Chúng tôi duy trì sự thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để xác nhận xung lực tăng điểm trước khi dùng vị thế mua lớn. Nếu có nhịp chỉnh về vùng hỗ trợ 1.220-1.230 điểm trong tuần sau thì ưu tiên mua lại những cổ phiếu đã căn bán chốt lời tại vùng 1.249 điểm vừa qua.

Duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng 60-70%

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Hiện tại VN-Index vẫn đang duy trì đi ngang tích lũy ở vùng kháng cự 1240 với việc áp lực bán gia tăng nhưng chưa quá lớn cùng với sự nâng đỡ của nhóm bluechip giúp giảm thiểu những rủi ro điều chỉnh rung lắc mạnh.

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng 60-70%. Bên cạnh đó, có tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân ở những mã đang có tín hiệu bật tăng từ vùng đáy sâu, với sự gia tăng trở lại của dòng tiền ở các nhóm ngành như ngân hàng, công nghệ, bán lẻ.

Chờ nhịp điều chỉnh để mở lại một phần vị thế ngắn hạn

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index kết thúc nhịp điều chỉnh sớm hơn dự kiến, hình thành mẫu nến tăng điểm tích cực, xác nhận vượt đường MA20 trên khung ngày thành công. Trên khung tuần, chỉ số cũng đồng thời có tín hiệu xác nhận cho mẫu nến đảo chiều của tuần trước và điều này đủ để thiết lập lại xu hướng tăng trong ngắn hạn.

Mặc dù sau nhịp hồi phục khá dốc từ đáy ngắn hạn, VN-Index vẫn có rủi ro gặp phải áp lực điều chỉnh tại quanh vùng kháng cự gần 1.25x điểm, nhưng chỉ số được kỳ vọng sẽ lấy lại cân bằng và hướng lên vùng kháng cự kế tiếp sau đó.

Ngoài các vị thế nắm giữ trung hạn, nhà đầu tư có thể chờ nhịp điều chỉnh để mở lại một phần vị thế ngắn hạn khi chỉ số hoặc các mã cổ phiếu mục tiêu lùi về các mốc hỗ trợ gần.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Theo https://thuonggiaonline.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/