Vingroup có thể làm gì để cạnh tranh trong mảng bán lẻ?

Vingroup không thể cạnh tranh bằng cách đưa hàng Thái Lan, Hàn Quốc vào siêu thị, cũng không thể cạnh tranh bằnh cách đưa hàng Trung Quốc vào bởi hàng Trung Quốc không có được niềm tin ở người tiêu dùng Việt, bà Phạm Chi Lan cho biết.
Vingroup có thể làm gì để cạnh tranh trong mảng bán lẻ?
Chuyên gia kinh tế - Bà Phạm Chi Lan

Vingroup sẽ không ngừng liên kết”

Bên lề Lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Vingroup và gần 250 doanh nghiệp tham gia chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”, bà Phạm Chi Lan chia sẻ, Vingroup không thể cạnh tranh được nếu phân phối hàng ngoại, hàng Thái vì không thể bằng doanh nghiệp Thái đã gắn bó với các nhà sản xuất của nước họ và các nước khác.

“Thái Lan đã tuyên bố thẳng thừng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành lên, lợi ích lớn nhất của họ là thị trường Việt Nam. Họ coi thị trường Việt Nam là của họ, đây là tiếng nói chung của những nhà sản xuất và phân phối của Thái Lan, cho nên họ cùng nhau đi vào và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là có thể thấy được”, bà Lan nói.

Tương tự Thái Lan, bà Lan cũng cho biết rất khó để cạnh tranh Hàn Quốc vì Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản) cũng có những tuyên bố rất mạnh về việc phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị tại Việt Nam.

Do đó theo bà Lan, Vingroup không thể cạnh tranh bằng cách cách đó được, cũng không thể cạnh tranh bằnh cách đưa hàng Trung Quốc vào bởi hàng Trung Quốc không có được niềm tin ở người tiêu dùng Việt.

“Với những kinh nghiệm của mình, tôi tin rằng Vingroup thừa hiểu những rủi ro có thể gặp phải nếu như làm ăn với Trung Quốc”, bà Lan nhấn mạnh.

“Bản thân Vingroup cũng thấy con đường của họ là phải liên kết với doanh nghiệp Việt để cùng nhau thúc đẩy lên. Đây là giải pháp cùng có lợi và tôi mong rằng sự hợp tác này sẽ kéo dài, thúc đẩy nhau phát triển. Bởi với cách làm của Vingroup thì có thể thấy họ sẽ không ngừng liên kết, hợp tác chứ không phải chỉ dừng lại ở một chỗ và các nhà sản xuất của Việt Nam tôi tin là cũng vậy”, bà Lan nói.

Cũng theo bà Lan, người tiêu dùng Việt Nam thuộc giới trung lưu sẽ ngày càng nhiều, sẽ là tầng lớp mang tính chất dẫn dắt thị trường. Mảng của Vingroup cũng hướng đến đối tượng tiêu dùng trung lưu, các nhà sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao cũng là mảng thị trường của những người tiêu dùng trung lưu.

Vì sao doanh nghiệp Việt ngày càng cảm thấy bán hàng khó khăn hơn? 

Bình luận về lời kêu gọi “Người Việt dùng hàng Việt” là lời kêu gọi đúng nhưng cách làm phải khác, vừa kêu gọi vừa đi liền với việc bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và quan tâm đến người tiêu dùng, không thể một chiều, chỉ bảo vệ nhà sản xuất và phân phối.

“Điều mà chúng ta làm lâu nay chỉ mang màu sắc phong trào, sự vận động kêu gọi mang tính chính trị nhiều hơn ý thức. Đây là một hoạt động thị trường và vai trò của thị trường, của người sản xuất, người phân phối đều quan trọng như nhau, mỗi người đều có quyền lợi, có vị trí riêng của mình nên phải tôn trọng quyền lợi lẫn nhau”, bà Lan nhấn mạnh.

Vị chuyên gia dẫn chứng trường hợp các doannh nghiệp đưa hàng Việt Nam về nông thôn, với vài chục doanh nghiệp mỗi đợt, làm nhiều thủ tục cũng như chi phí, dù sau đó có nhiều doanh nghiệp mở thêm được các đại lý, chi nhánh ở các vùng nông thôn nhưng cần phải nhìn nhận hệ thống phân phối ở nông thôn vẫn chưa có thay đổi, dù là rất ít.

“Người ta vẫn bán hàng theo kiểu ở chợ, còn người tiêu dùng vẫn thích hàng giá rẻ là chính mà chưa ý thức cũng như chưa có khả năng nhận biết hàng chất lượng”, bà Lan chia sẻ.

Do đó, bà Lan cho rằng, đây là nguyên nhân hàng Trung Quốc với rất nhiều cách thức khác nhau, mẫu mã bắt mắt, giá rẻ hơn hẳn đã tạo sức ép lớn cho hàng Việt.

Bà Lan nhấn mạnh rằng, cần phải đi theo hướng căn cơ hơn, việc Tập đoàn Vingroup kết hợp với các doanh nghiệp cung ứng hàng vào siêu thị là một trong những hoạt động mà bà rất trông chờ.

“Chúng ta hay nói những khó khăn của doanh nghiệp như môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng... và bản thân tôi cũng nói những điều đó rất nhiều. Nhưng nếu đi sâu vào doanh nghiệp thì số phận của họ được quyết định bởi thị trường”, bà Lan nói.

Đặt câu hỏi “Vì sao doanh nghiệp Việt lại ngày càng cảm thấy bán hàng khó khăn hơn?”, bà Lan phân tích thứ nhất do đầu vào liên tục tăng kéo theo giá thành tăng cao, lợi nhuận giảm đi. Thứ hai, hệ thống phân phối càng ngày càng hẹp lại trong khi của nước ngoài lại mở rộng ra.

“Bây giờ nhìn lại trong chuỗi các cửa hàng tiện ích khác, đến lúc này, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất Việt Nam càng phải nhìn thấy cần phải có thị trường nhiều hơn, khi Big C, Metro đều vào tay Thái Lan và là những đối thủ trực diện, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Việt, đây là cái khó cho nhà sản xuất”, bà Lan nêu quan điểm.



Theo Nhịp sống Kinh doanh


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/