Vì sao vốn đầu tư nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh giảm?

Chính sách thu hút đầu tư FDI của TP HCM hiện không ổn định, nguồn lao động chất lượng không đồng đều...
Vì sao vốn đầu tư nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh giảm?
Ảnh minh họa

7 tháng qua, dù số lượng dự án tăng, nhưng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào thành phố Hồ Chí Minh lại giảm 68% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, năm ngoái, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với tổng số vốn đầu tư cam kết mới và tăng vốn là hơn 4,5 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP HCM cho rằng, một số chính sách của thành phố để thu hút đầu tư FDI hiện không ổn định, nguồn lao động chất lượng không đồng đều, lao động giá rẻ ở thành phố cũng không còn là lợi thế. Sự sụt giảm về nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn do sự yếu kém về hạ tầng, yếu về ngành công nghiệp phụ trợ hay thủ tục hành chính còn rườm rà.

Ông Phạm Thiên Quyền, đại diện một công ty ở quận Bình Tân có vốn 100% Nhật Bản cho biết, dòng vốn FDI vào Việt Nam đang có xu hướng chậm lại so với thời gian trước. Dường như nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tìm đến các điểm dừng chân khác trong khu vực - nơi có ít rủi ro và hấp dẫn hơn Việt Nam. Do đó, thu hút FDI bị ảnh hưởng, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Châu Đồng Thiện, Giám đốc Công ty YEBIS, 100% vốn đầu tư  của Nhật Bản -  trụ sở tại quận Tân Bình nhận định, thu hút đầu tư FDI ở Thành phố Hồ Chí Minh thấp là do nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề bảo hiểm y tế, xã hội và tiền thuế ở Việt Nam cao.

Theo ông Thiện, cùng một loại nguyên phụ liệu sản xuất ở Thái Lan, Lào, Campuchia và gần đây nhất là Myanmar, giá nhân công ở Việt Nam đang cao hơn. Theo đó, nếu tính thêm cả số tiền bảo hiểm y tế, xã hội 22%, tiền thuế hơn 20% và 3% phí công đoàn thì giá thành sản xuất sẽ cao hơn vì phải gánh thêm rất nhiều chi phí. Vì vậy, tính cạnh tranh  không cao. Ngoài ra, ý thức của người lao động chưa cao cũng là yếu tố khiến doanh nghiệp FDI không mặn mà đầu tư.

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân của sự sụt giảm vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất là do không có dự án lớn trong lĩnh vực dệt may. Chưa kể các lĩnh vực sản xuất khác cũng chưa có các dự án có quy mô vốn từ 50 triệu đô la Mỹ trở lên. Đại diện Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng, việc thu hút đầu tư nước ngoài  giảm đáng kể còn do lượng đất trống trong các khu công nghiệp tại thành phố không còn nhiều, đặc biệt là tại các khu công nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi.

Để đạt được kết quả khả quan trong thu hút vốn FDI của năm nay, thành phố phải trở thành điểm dừng an toàn cho các dự án FDI quy mô vốn lớn, thậm chí là các dự án tỷ đô trong thời gian còn lại.

Để làm được điều này, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất một số giải pháp tập trung áp dụng triệt để về công nghệ thông tin vào các quy trình xử lý thủ tục hành chính trên địa bàn. Xây dựng nhiều quy trình liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau để rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ các thủ tục hành chính; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, người dân, cũng như cung cấp thông tin quy định quan trọng trong các hiệp định thương mại.

Đại diện chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cũng cam kết với nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đẩy nhanh, đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa, cải cách thủ tục thuế, thủ tục hải quan... nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào các ngành mà thành phố khuyến khích phát triển, như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ…

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các sở ngành của thành phố cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân sụt giảm về thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó sớm có giải pháp tháo gỡ.

Doanh nghiệp FDI có đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của thành phố. Đây là yếu tố quan trọng giúp thành phố chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và đạt mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, tìm ra nguyên nhân và sớm có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án FDI có chất lượng đang là vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay ở TP HCM.



Theo VOV

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/