“Vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật dễ hơn Trung Quốc”

Có thể rất tốn thời gian nhưng cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản dễ hơn Hàn Quốc, Trung Quốc, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công Thương cho biết.
“Vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật dễ hơn Trung Quốc”
Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công Thương. Ảnh: Tâm An

Cho rằng Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội tốt để các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) gia tăng đầu tư tại Việt Nam tuy nhiên, ông Nguyễn Chỉ Sáng cũng lưu ý việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp này là không đơn giản.

Lý do được ông Sáng đưa ra là vì hầu hết các doanh nghiệp FDI đều mang theo các chuỗi sản xuất vào Việt Nam là những sản phẩm được kiểm chứng theo thời gian, quy trình đáng giá và giá cả chấp nhận được.

Trong khi đó, một doanh nghiệp Việt Nam khó thể hiện được chất lượng sản phẩm của mình và giá thành cạnh tranh ra sao và cũng chưa được kiểm chứng vì vậy để tránh rủi ro các doanh nghiệp FDI sẽ "ngại" tạo cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Ông Sáng đặc biệt nhấn mạnh rằng, đối với các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc cực kỳ khó để doanh nghiệp Việt chen chân trong khi đó nhà đầu tư đến từ Nhật Bản lại khác.

Đã có những cuộc hội thảo Samsung tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung nhưng thực tế việc cung cấp linh kiện để sản xuất các loại sản phẩm như Samsung Galaxy Note là rất khó.

"Có thể doanh nghiệp Việt Nam rất tốn thời gian chứng minh cho doanh nghiệp Nhật Bản và họ cũng đến kiểm tra chất lượng sản phẩm nhưng doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật. Còn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc lại rất khó vì thông thường doanh nghiệp đến từ hai quốc gia này thường kéo theo cả hệ thống các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm cho họ", ông Sáng nói.

Nhận xét về những chính sách đối với doanh nghiệp ngành cơ khí thời gian qua, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí cho rằng, ngành cơ khí có hai loại hàng hoá. Một loại vận hành theo quy luật thị trường và loại thứ hai có bàn tay hữu hình của nhà nước, nếu doanh nghiệp tự bơi sẽ không phát triển được.

Do đó, với các chính sách hỗ trợ đầu tư, vay vốn, thuế... cần phải xác định cái nào cần hỗ trợ và ngành nào cần hỗ trợ. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước cần có tổ chức hợp hơn thay vì chỉ Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương).

Theo thống kế của Vụ Công nghiệp Ban kinh tế Trung ương, con số nhập siêu thực tế trong ngành cơ khí quá lớn, vật liệu hầu hết thuộc về khối nhà đầu tư nước ngoài, nếu trừ đi số này thì nhập siêu có thể lên tới 15 tỷ USD và là ngành nhập siêu lớn của đất nước.

Ông Nguyễn Quốc Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Ban kinh tế Trung ương cho biết, tỷ trọng doanh nghiệp dân doanh và FDI chiếm ngày càng nhiều trong lĩnh vực cơ khí và họ mang nhiều công nghệ vào Việt Nam, nhưng do liên kết kém nên khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước yếu.

"Do vậy, cần phải xác định và nêu rõ các vấn đề lớn để phát triển ngành cơ khí là gì từ đó mới đưa ra hướng giải quyết", ông Hoà nói.




Theo Nhịp sống kinh doanh


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/