Ông Harvey cũng cho biết, Việt Nam có thể mở rộng trên diện tích 3 ha gần cảng. Tập đoàn Interflour sẽ sử dụng sà lan để chuyển lúa mỳ tới Đà Nẵng từ các cơ sở cảng ở Cái Mép, gần TP. HCM, nơi nhà máy chế biến bột mỳ lớn nhất Việt Nam và một nhà máy mạch nha sẽ được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2017.
Ông Harvey cho biết ngành công nghiệp này hiện đang được củng cố trong khu vực khi các nhà máy nhỏ đang gặp khó khăn để cạnh tranh với các nhà máy lớn.
“Chúng tôi nhìn thấy một cơ hội giá trị để phát triển nhà máy ở Việt Nam. Hiện tại ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia, hoạt động chế biến ngũ cốc đã giảm. Hoạt động sản xuất ở các nhà máy lớn vẫn diễn ra tốt. Tuy nhiên, với những nhà máy nhỏ thì còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cạnh tranh”, ông Harvey cho biết thêm.
Tập đoàn Interflour không tiết lộ mức giá mua nhà máy ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo một số thông tin từ phía đối thủ của Interflour, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco đã bán nhà máy này cho Interflour với giá 4 triệu USD.
Vào tháng 11/2014, Interflour đã mua nhà máy bột mỳ Golden Grand tại Cảng Cilegon ở Tây Java với giá 19 triệu USD.
"Chúng tôi dự định sẽ mua thêm nhiều nhà máy trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là vào thời điểm này, khi đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang gặp khó khăn", ông Harvey cho biết.
Interflour là nhà sản xuất lúa mỳ lớn thứ 15 trên thế giới. Hiện tại, tập đoàn này đang cố gắng để lọt vào top 5 nhà sản xuất lúa mỳ lớn nhất thế giới với 10.000 tấn/ngày.
Theo Một Thế Giới/The West Australian