Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư không nên bắt đáy ở giai đoạn này

Sau phiên giảm mạnh đầu tuần, chứng khoán bước vào phiên giao dịch 5/11 vẫn ở trạng thái giằng co, với tâm lý thận trọng chiếm ưu thế. VN-Index vượt trên tham chiếu sau ít phút đầu mở cửa, tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp khi phần đông nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài quan sát.

Dòng tiền yếu, chỉ số giằng co, khiến bên cầm cổ phiếu dần mất kiên nhẫn. Chỉ số VN-Index nhanh chóng đảo chiều đi xuống khi lực bán tăng lên. Sang buổi chiều, thị trường có dấu hiệu khởi sắc hơn. VN-Index bất ngờ vọt lên gần 1.250 điểm sau giờ nghỉ trưa.

Dù vậy, dòng tiền vẫn thận trọng không đẩy giá. Sự thay đổi giữa các nhóm cổ phiếu cũng không đồng đều khi lực mua chỉ tập trung vào một số nhóm nhất định. Đến giữa phiên chiều, đà tăng của VN-Index thu hẹp.

Kết phiên, VN-Index đứng ở mức 1.245,76 điểm, tăng nhẹ hơn 1 điểm (0,08%) so với phiên trước. Độ rộng của thị trường có phần cân bằng, với 187 mã tăng, trong khi có 168 mã giảm và 83 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,41 điểm (0,18%) lên 224,86 điểm, với có 81 mã tăng, 57 mã giảm và 69 mã đứng giá. Tương tự, UPCoM-Index cũng tăng 0,29 điểm (0,32%) lên 91,9 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm xuống mức thấp với tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 416 triệu cổ phiếu, quy mô gần 11.000 tỷ đồng, giảm 31% so với phiên trước, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2.799 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 763 tỷ đồng (giảm 4%) và 276 tỷ đồng (giảm 23%).

Trong bối cảnh thị trường chung phân hóa và không có nhóm dẫn dắt, các cổ phiếu thuộc “họ” Viettel gây sự chú ý khi đồng loạt tăng giá. Trong đó, VTP gây bất ngờ khi tăng 4,5% lên 95.900 đồng, VCI có thêm 4% lên 72.700 đồng. VTK và CTR tăng lần lượt 2,4% và 0,4%.

Trong khi đó, ở nhóm bluechip, sự phân hóa lên cao dẫn đến thị trường chung cũng biến động giằng co. Các mã như GVR, HPG, MWG hay VCB tăng giá và góp phần nâng đỡ VN-Index. GVR tăng 1,74%, đóng góp 0,53 điểm cho chỉ số chung. HPG tăng 0,76%, đóng góp 0,31 điểm. Ngoài VN30, hai mã HVN và EIB cũng hỗ trợ trong việc giữ sắc xanh của chỉ số sàn HoSE. Trong đó, HVN tăng 5,56%, EIB có thêm 3,21%.

Ở hướng ngược lại, CTG, BID, VJC, GAS… chìm trong sắc đỏ và gây ra áp lực lớn lên thị trường chung. CTG giảm 1,82%, lấy đi của VN-Index gần 1 điểm. BID, FPT cùng đóng cửa dưới tham chiếu.

anh-chup-man-hinh-2024-11-05-luc-190822.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Ưu tiên vị thế quan sát

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

VN-Index lấy lại sắc xanh sau hai phiên giảm điểm trước đó. Tuy vậy, biên độ tăng điểm thấp và thanh khoản lại sụt giảm rất mạnh nên chưa có nhiều động lực tác động để thay đổi xu hướng trước đó.

Khối lượng khớp lệnh trên HSX trong phiên hôm nay thấp nhất trong khoảng gần 2 năm trở lại đây và sụt giảm (-40%) so với mức trung bình 20 phiên.

Tăng điểm nhẹ với thanh khoản sụt giảm không mang nhiều ý nghĩa tích cực trong một nhịp điều chỉnh.

Thanh khoản ở mức thấp vì phần lớn giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Mỹ (kỳ vọng sẽ có nhiều tác động tới thị trường tài chính), dự kiến sẽ có kết quả trong ngày mai trước khi có hành động mua bán.

Quảng cáo

Chúng tôi tiếp tục ưu tiên vị thế quan sát, kiên nhẫn chờ đợi VN-Index test ngưỡng hỗ trợ 1.230 điểm trước khi mở vị thế mua thăm dò.

Hạn chế giải ngân ở thời điểm hiện tại

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 50-60% và hạn chế giải ngân ở thời điểm hiện tại, đồng thời theo dõi sát sao diễn biến thị trường để kịp thời cơ cấu lại danh mục nếu thị trường ghi nhận xu hướng ngắn hạn thay đổi.

Đối với nhà đầu tư ưa thích rủi ro, có thể cân nhắc chọn lọc cơ hội lướt sóng ngắn hạn ở một số cổ phiếu mang tính đầu cơ cao và đang có tín hiệu đảo chiều sau khi đã ghi nhận nhịp điều chỉnh sâu đồng thời thu hút được sự chú ý của dòng tiền.

Hạn chế mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index hình thành nến Doji với biên độ nhỏ, cho thấy hoạt động giao dịch toàn thị trường có phần chững lại trước thềm xảy ra các sự kiện lớn.

Mặc dù độ rộng thị trường nghiêng nhiều hơn về các mã tăng, thanh khoản sụt giảm mạnh so với phiên liền kề, thể hiện phiên tăng điểm hôm nay không thực sự chắc chắn và nhiều khả năng phản ứng bán sẽ gia tăng trở lại khi chỉ số/các mã cổ phiếu riêng lẻ đạt được nhịp hồi phục sớm trong phiên

Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, chỉ trải lệnh giải ngân gối đầu một phần tỷ trọng trading khi chỉ số/cổ phiếu lui về các ngưỡng hỗ trợ xa.

Sẵn sàng giải ngân khi định giá cổ phiếu về mức hấp dẫn

Chứng khoán Asean

Chúng tôi cho rằng thị trường trong ngắn hạn có thể sẽ có nhịp hồi nhẹ, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn nên theo sát diễn biến giá dầu thế giới, tỷ giá, và các động thái của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới, để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục và cân bằng lại rõ ràng hơn của VN-Index, sẵn sàng giải ngân với các cổ phiếu dài hạn khi xu hướng thị trường được xác nhận và định giá cổ phiếu về mức hấp dẫn.

Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư không nên bắt đáy ở giai đoạn này

Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Thị trường có khả năng sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại trong các phiên tới. Thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy nhà đầu tư chưa sẵn sàng quay lại thị trường, dòng tiền chủ yếu co cụm tại các vùng hỗ trợ.

Điều này cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, nên các nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến thị trường và chưa nên tham gia mua bắt đáy ở giai đoạn này. Tuy nhiên, tâm lý ngắn hạn đã giảm bớt bi quan khi thị trường xuất hiện những nhịp hồi kỹ thuật.

Với xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn ở mức giảm, Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp ở mức 30-40% trong danh mục ngắn hạn và chưa nên mua mới.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Theo https://thuonggiaonline.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/