Tập đoàn Amata – “ông chủ” của các dự án tỷ đô tại Việt Nam có tiềm lực như thế nào?

Không ít “ông lớn” của Thái Lan hiện đang chuyển hướng sang các vụ M&A hay dự án FDI lớn tại Việt Nam nhờ tiềm lực dồi dào và mở rộng thị trường khi sức cạnh tranh nội địa dần gay gắt.
Tập đoàn Amata – “ông chủ” của các dự án tỷ đô tại Việt Nam có tiềm lực như thế nào?

Bên cạnh những cái tên đình đám như Tập đoàn Siam Cement (SCG), CP Group hay Berli Jucker, Amata cũng là một cái tên đáng để quan tâm với hàng loạt các dự án đầu tư bất động sản (BĐS) khu công nghiệp tiếng tăm tại Long Thành – Đồng Nai hay Biên Hòa. 

Amata là ai?

Được thành lập vào năm 1989, Amata là nhà phát triển khu công nghiệp có tiếng trên thế giới, với trụ sở chính đặt tại Bangkok, Thái Lan. Trong cơ cấu cổ đông của Amata, 2 ông chủ lớn của Tập đoàn này tính đến 6/5/2015 là Vikrom Kromadit và Thai NVDR (Công ty con do Sở GDCK Thái Lan (SET) nắm 99.99% vốn) với tỷ lệ sở hữu đạt lần lượt 20.22% và 13.45%.

Cơ cấu cổ đông của Amata tính đến ngày 06/05/2015
Nguồn: Amata

Amata đã được chính thức niêm yết trên Sở GDCK Thái Lan (SET) từ năm 1997. Là tập đoàn niêm yết lớn nhất của Thái Lan trong lĩnh vực bất động khu công nghiệp, các nhà máy thuộc khu công nghiệp của Amata đóng góp một phần không nhỏ cho GDP của Thái Lan. Mạng lưới khách hàng với số lượng hơn 1,000 trên toàn cầu của Amata có những tên tuổi lớn như: Toyota Motor, Cardinal Health, BMW Group, Nestle, BASF, Hitachi, Sony, Pepsico, Robert Bosch, Posco, Idemitsu Kosan, Continental, Denso, Mitsubishi Electric, Bridgestone…

Một số khách hàng chính của Amata

Theo BCTC quý III/2015 của Amata, tại thời điểm 30/09/2015, tổng tài sản của tập đoàn này đạt gần 24 tỷ baht, tương đương khoảng 15.600 tỷ VNĐ. Trong đó, khoản mục chi phát triển BĐS (Real estate development costs) gần 7.4 tỷ baht, tương đương hơn 4.800 tỷ VNĐ; đất nền nắm giữ chờ phát triển (Land awaiting for future development) ở mức 6,9 tỷ baht, tương đương khoảng 4.485 tỷ VNĐ.

Cơ cấu tài sản của Amata từ 2010 – 2014 (Đvt: Triệu Baht)

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Amata đạt gần 5 tỷ baht tổng doanh thu, tương đương 3,250 tỷ VNĐ, tăng 32.5% so với cùng kỳ 2014. Trong đó doanh thu từ bán BĐS đạt hơn 2.3 tỷ baht (1,495 tỷ VNĐ), doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt hơn 1 tỷ baht (650 tỷ VNĐ) và doanh thu từ bán tài sản đầu tư gần 0.9 tỷ baht (585 tỷ VNĐ). Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của Amata 9 tháng đầu năm đạt gần 2.2 tỷ baht (1,430 tỷ VNĐ), tăng hơn 67% cùng kỳ 2014.

KQKD của Amata trong 9 tháng đầu năm 2015 và cùng kỳ 2014 (Đvt: 1000 baht)

Về kết quả kinh doanh tại thị trường Việt Nam, theo BCTC thường niên 2014 của Tập đoàn này, Amata Việt Nam đóng góp trong cơ cấu của tập đoàn Amata không thực sự ấn tượng. Trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014, tổng doanh thu của Amata Việt Nam chỉ chiếm từ 7–9% tổng doanh thu của Amata, đạt từ 567–597 triệu baht, tương đương gần 40 tỷ VNĐ.

Và các dự án tỷ đô tại Việt Nam

Hiện nay Amata là một trong những nhà đầu tư Thái Lan lớn nhất tại Việt Nam. Nhờ tận dụng được lợi thế của mình, vào cuối năm 1994, Amata đã đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai với diện tích 700ha. Theo số liệu trên website của Amata, tổng vốn đầu tư vào khu công nghiệp này đến nay đã lên tới hơn 1,9 tỷ USD, với hơn 35,000 nhân viên.

Sau khu công nghiệp Amata – Biên Hòa, các công ty thành viên của tập đoàn này bao gồm CTCP Amata Việt Nam và Công ty Amata VN Public Limited - Thái Lan đã tiến hành đầu tư dự án khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành với quy mô 410 ha, tại các xã Tam An, An Phước, thị trấn Long Thành (huyện Long Thành), tỉnh Đồng Nai với tổng vốn khoảng 282 triệu USD. Dự án đã được ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư vào cuối tháng 6/2015.

Trong khi đó, đầu tháng 5/2015, theo thông tin từ tờ Bangkok Post, Amata đang hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu để xây dựng dự án Amata City Ha Long – một khu đô thị công nghệ cao với quy mô khoảng 5,790 ha, tại thị xã Quảng Yên. Trong đó, Amata sẽ đầu tư 70% cho liên doanh này, kinh phí cho giai đoạn đầu khoảng 60 triệu USD. Dự kiến tổng mức đầu tư của Amata vào khu đô thị này sẽ đạt khoảng 1,6 tỷ USD trong thời gian 10–15 năm, chia thành 10 giai đoạn, hoàn tất vào năm 2030.

Được biết, CTCP Amata Việt Nam là công ty được thành lập ngày 31/12/1994 với số vốn đăng ký là 20,4 triệu USD, do Amata trực tiếp nắm giữ 61,83%. Mục đích chính của Amata Việt Nam là phát triển BĐS khu công nghiệp, các khu phức hợp thương mại, dự án khu dân cư và cung cấp các dịch vụ liên quan khác, trong đó mục đích ban đầu khi được thành lập nhằm quản lý khu công nghiệp Amata Biên Hòa.

Cũng theo thông tin mới đây từ tờ BangKok Post, Amata Việt Nam hiện đang hoàn thiện các bước cuối cùng để tiến hành IPO hơn 166 triệu cp với mệnh giá 50 satang/cp (tương đương 0,5 baht) trên Sở GDCK Thái Lan (SET) vào giữa tháng 12/2015.

Bà Somhatai Panichewa, Giám đốc điều hành Amata Việt Nam cho biết, nguồn tiền thu được sẽ được dùng để đầu tư vào khu công nghiệp Amata Long Thành (Đồng Nai) và bổ sung vốn lưu động cho Công ty. Dự kiến sau IPO, Amata sẽ không còn bất kỳ khoản đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam, theo đó các dự án này sẽ được chuyển giao và quản lý bởi Amata Việt Nam.



Theo Vietstock


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/