Ở Mỹ ai cũng phải mưu sinh kể cả tổng thống

Câu nói “Nhập gia tùy tục” của người Việt Nam mình vẫn còn thích hợp ngay cả tại đất nước Mỹ này. Nhất là khi một người Việt chuyển sang Mỹ sống.


Theo những khảo sát chuyên môn cho biết thì 80% để đưa đến sự thành công cho cuộc sống tại nước Mỹ là sự cần cù và cố gắng của mỗi một cá nhân.

Có khá nhiều thông tin trong tâm sự của Anna Nguyễn ( Lời khẩn cầu của một người vợ Việt tại Mỹ) đã được những người Việt ở hải ngoại chia sẻ, phân tích, tư vấn cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của chị.


Cuộc sống đồng vợ đồng chồng tại Mỹ


Nếu chúng ta cho phép nhiều thời gian để suy nghĩ thì sẽ thấy rõ là nhiều điểm vẫn không có tính thuyết phục và cần thiết để được bàn luận thêm khi đọc qua thư về lời than phiền của người vợ từ Việt Nam vừa mới sang định cư tại Mỹ chỉ hơn 3 tháng.

Đầu tiên, ở đây chỉ phản ảnh suy nghĩ độc nhất của người vợ, hoàn toàn không có ý kiến của người chồng, cũng giống như câu mà người Mỹ thường nói: “Đó là những gì cô ta nói”. Vậy chúng ta có thể nào nhận xét một đôi chút về người chồng qua những tin tức ít ỏi như thế này hay không?

Người chồng là một người tuân thủ luật pháp của nước Mỹ. Anh đã được tòa án gia đình Mỹ cho phép ly dị người vợ cũ, không những vậy lại được phép cho cưới người vợ mới, qua sự điều tra chặt chẽ của Sở Di trú Mỹ để được bảo lãnh người vợ mới này vào sống tại nước Mỹ.

Người chồng dường như có một cuộc sống xã hội ổn định vì lợi tức thu nhập cao? Có lẽ cũng vì vậy mà đã được cho phép bởi tòa án Mỹ để trực tiếp nuôi 3 đứa con trong khi người vợ cũ vẫn còn sống?

Tại Mỹ tiền nợ của người vợ không bao giờ tự động là trách nhiệm của người chồng, người vợ nếu đã mất thì những món nợ này sẽ không còn nữa, không những vậy những người chủ nợ phải chứng minh và được sự đồng ý của tòa án Mỹ là người chồng cũng là người trực tiếp đã ký cho những món nợ này.

Sự tình nguyện của người chồng để trả những món nợ này là điều ít khi xảy ra ở Mỹ và nếu có, thì đây là một người chồng có đời sống đạo đức tốt.

Câu nói “Nhập gia tùy tục” của người Việt Nam mình thường nói vẫn còn thích hợp ngay cả tại đất nước Mỹ này. Theo những khảo sát chuyên môn cho biết thì 80% để đưa đến sự thành công cho cuộc sống tại nước Mỹ là sự cần cù và cố gắng của mỗi một cá nhân.

Nước Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ cho sự cạnh tranh, người nào làm nhiều thì sẽ hưởng được nhiều, người nào làm ít thì sẽ hưởng ít đi, sự chọn lựa cho mỗi một cá nhân rất là rõ ràng.

Để có được một cuộc sống giàu sang nhanh chóng tại nước Mỹ vẫn còn là một điều khó cho rất nhiều người ngay cả người Mỹ. Nhưng sự thiếu thốn về ăn uống vì nghèo khó để phải dẫn đến cái chết của một người thì lại càng khó nhiều hơn, nếu không muốn nói là rất hiếm khi xảy ra ở nước Mỹ.

Anna Nguyễn vẫn còn có rất nhiều cơ hội để dễ dàng ổn định một cuộc sống mới tốt đẹp hơn tại nước Mỹ nếu so sánh với một số trường hợp khác.

Sự kiên nhẫn để cho phép mình có thêm thời gian hội nhập với một cuộc sống mới hoàn toàn khác biệt so với cuộc sống tại Việt Nam là một điều cần thiết phải có.

Hỗ trợ người chồng trong việc chăm sóc những đứa con ngay cả không phải là con ruột của mình là một sự đầu tư tốt, để sẽ nhận được những đền đáp vật chất cũng như tinh thần yêu thương của những đứa nhỏ này khi bọn chúng đã khôn lớn, khi cô đã về tuổi hưu trí cũng là điều hợp lý.

Những người bạn mới là những người Việt đã ổn định, đã sống lâu năm tại nước Mỹ sẽ là những người có thể cho cô những ý kiến thực tế và tốt đẹp nhất nếu cô cần sự tư vấn về cuộc sống hàng ngày của cô.

Nói như thế nào đi nữa, bất kể nơi nào mình sinh sống, mọi người đều phải làm việc để mưu sinh, kể cả Tổng thống nước Mỹ. Nhìn xuống những người có cuộc sống thấp kém hơn mình ở chung quanh cô sẽ thấy là cô vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người.

Hy vọng cô sẽ cảm thấy tâm hồn mình sẽ bình thản hơn và cuộc sống của riêng mình sẽ có ý nghĩa nhiều hơn.

Người Việt Hải Ngoại

Vạn sự khởi đầu nan


Quảng cáo
Ông bà ta có câu "vạn sự khởi đầu nan". Vấn đề là mình có muốn khởi đầu hay không mà thôi và ở đâu thì cũng có cái thuận lợi và bất lợi của nó. Mình muốn gì và chấp nhận điều gì thì rồi cứ thế mà bắt tay vào làm.

Tôi là người cũng lấy chồng rồi qua Mỹ, chồng cũng có 2 con trai, tôi có 1 con gái. Tôi là người cũng chỉ qua Mỹ tròn 5 năm, nên khi nghe bạn nói vấn đề của bạn, tôi hiểu nó không đơn giản như vậy.

Khi qua tới Mỹ và hoàn tất thủ tục kết hôn thì thông thường là khoảng 6 tháng sẽ có thẻ xanh. Mà có thẻ xanh rồi đi làm được hay không là ở khả năng của chị.

Có những người tốt nghiệp đại học tại Mỹ cũng khó kiếm việc mà phải làm những không việc chưa vừa ý để duy trì cuộc sống nữa. Chị có sẵn sàng làm việc hay kén chọn công việc?

Chị nói chồng đi làm lương cao nhưng phải trả nợ khổng lồ do vợ cũ để lại. Lẽ công bằng thì nợ phải trả, nhưng bên Mỹ này tòa án luôn cho trả nợ trong khả năng có thể của mình.

Khi ra tòa, tất cả mọi vấn đề tài chính đều phải khai rất rõ ràng và đều có chứng từ để chứng minh, từ đó họ có quyết định mình phải trả bao nhiêu và trong bao lâu.

Chưa nói đến có những khoản được "giảm nợ". Ở Mỹ phần lớn ai cũng biết có những khoản nợ "credit card" (thẻ tín dụng) mà sau khi thương thảo chỉ phải trả có 40% tổng số nợ và trả chừng vài trăm mỗi tháng và trong thời gian bao nhiêu năm.

Luật pháp không cho phép chủ nợ bắt con nợ phải trả nợ khi mà chi tiêu cuộc sống không đủ đâu. Thậm chí chuyện nhà băng là chủ nợ căn nhà của mình, mình không trả tiền nhà, họ còn phải mất cả năm mới có thể yêu cầu chị ra khỏi nhà, thành ra chuyện địa ngục là do chính mình.

Do đó, chị cần ngồi lại nói chuyện với chồng cụ thể thu nhập bao nhiêu, chi trả những khoản gì hàng tháng, còn bao nhiêu phải trả nợ.

Nếu chồng chị chịu nói thật thì mới giải quyết được, còn không thì vấn đề là quan hệ giữa hai vợ chồng phải giải quyết mà thôi. Và vấn đề là chị hiểu gì về hệ thống bên Mỹ để khi chồng nói chuyện, để chị biết mà trao đổi.

Chị không đề cập đến việc con chồng bao nhiêu tuổi. Trẻ em bên Mỹ từ trung học trở xuống thì chẳng tốn kém là bao vì hệ thống học hành bên Mỹ là miễn phí vì chính sách của chính phủ là "no children left behind" (không đứa trẻ nào bị bỏ rơi). Vì vậy nói chuyện tốn kém cho 3 đứa nhỏ thì không đúng.

Nếu cuộc sống thật sự thiếu thốn chật vật, chính phủ còn cho thêm tiền cho con trẻ đi học nữa. Nếu có cháu vào đại học thì lại là chuyện khác, tiền học đã có "student loan" (tiền cho sinh viên vay), khi cháu ra trường sẽ đi làm tự trả, cha mẹ chỉ phụ phần nhỏ nào đó mà thôi, mà là tự nguyện, còn không thì cháu tự trả.

Sau khi li dị, mẹ của 3 đứa bé phải đóng tiền "child support" (hỗ trợ nuôi con) cho chồng của chị để nuôi chúng nữa. Nên chuyện chồng chị thu nhập cao mà cuộc sống chật vật thì coi lại, có gì đó không ổn thì phải?

Nếu 3 đứa còn đi học mà nói chuyện sống dơ bẩn kém vệ sinh thì càng không đúng. Vì trẻ em bên này nó còn nhắc nhở lại người lớn chuyện giữ vệ sinh nữa là đàng khác, vì ở trường chúng được dạy dỗ rất kỹ càng.

Tôi mang con gái qua đây bắt đầu học lớp 4, chỉ 1 năm sau là nó đã quay lại nhắc nhở mình những tiêu chuẩn vệ sinh phải có rồi.

Có thể chị chưa hiểu thói quen sinh hoạt, nếu chúng mặc áo khoác thì cả tuần chúng cũng chả cần phải giặt, vì đi thì xe hơi, áo chỉ khoác ngoài cho có kiểu, tại sao phải giặt?

Còn chuyện chúng có tắm rửa hay không thì còn phải coi lại là chúng bao nhiêu tuổi, con trai hay con gái. Theo tôi thấy thì chuyện chị nói có vẻ phiến diện.

Nếu chúng kém vệ sinh thì nhà trường đã mời chồng chị và mẹ của chúng lên nói chuyện. Nếu cả cha mẹ không có sự thay đổi thì họ mang 3 đứa trẻ đi để nuôi dạy chúng cho đúng tiêu chuẩn và tiền "child support" sẽ được cắt thẳng từ lương của cha mẹ chúng gửi vào nơi nuôi dạy.

Đó là giả sử thôi, chứ thật ra nếu cha mẹ không chăm sóc con trẻ cho đúng thì họ rút bằng lái và có nhiều cách để giáo dục cha mẹ trước khi tước quyền nuôi dạy của cha mẹ. Thông tin chị đưa ra chỉ mới là một khía cạnh rất nhỏ mà nhận thức của chị có được mà thôi.

Chuyện chồng chị đe dọa trả chị về nước thì đơn giản thôi, nếu tình yêu không có thì có gì đâu mà chị phải ở lại. Còn nếu tình yêu có thật thì phải thành thật và cùng nhau thu xếp.

Chồng chị có lương cao chắc chắn hiểu chuyện, nếu không dính vào tệ nạn thì không tệ đâu. Vấn đề là chị chưa có hiểu biết gì về đời sống bên Mỹ này mà thôi.


Theo VnExpress

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/