Bộ gõ tiếng Việt phổ biến nhất đã ra đời thế nào?

Năm 2014, Unikey tròn 20 tuổi và hiện là một trong số ít phần mềm tuy có tuổi đời già cỗi, nhưng vẫn vận hành khá ổn...
Phạm Kim Long, tác giả bộ gõ tiếng Việt Unikey.

20 năm sau khi cho ra đời Unikey, Phạm Kim Long - người từng hứng nhiều phản đối khi cung cấp bộ gõ tiếng Việt miễn phí lúc bấy giờ - vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê mang lại tiện ích cho người dùng Việt, nhưng lần này là trên một mặt trận mới.
 
UniKey được thai nghén từ năm 1994 (với tên gọi TVNBK) khi ngôn ngữ lập trình Assembly còn phổ biến. Phạm Kim Long - sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội lúc bấy giờ, đã cùng những người bạn thi viết bộ gõ tiếng Việt trên DOS sao cho nhẹ nhất. 

Những mày mò của anh chàng sinh viên Đại học Bách Khoa năm ấy khi tạo ra bộ gõ chỉ 2 Kb (một đơn vị dung lượng rất nhỏ, trung bình một bài nhạc MP3 thường có dung lượng khoảng 3.500 Kb) đã thắp lên ý tưởng về việc xây dựng bộ gõ phổ thông cho người dùng Việt khi tiếp xúc với công nghệ hiện đại.

Vào giữa thập kỷ 1990, hệ điều hành Windows bắt đầu phổ biến và Phạm Kim Long đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Praha, Cộng hòa Séc. Anh vẫn tiếp tục mày mò cho ra đời bộ gõ trên Windows mang tên “LittleVnKey” nhưng chỉ để dùng cá nhân và dành tặng một số bạn bè sử dụng. Bộ gõ này vẫn chưa hỗ trợ Unicode. 

Cuộc sống của một nghiên cứu sinh xa nhà nhiều khó khăn khi phải thích nghi với môi trường mới, ngôn ngữ mới và bận rộn công việc làm thêm trang trải thêm kinh phí sinh hoạt khiến mối quan tâm đến bộ gõ cũng chỉ dừng ở mức độ nhất định. Lượng người dùng cũng khá hạn chế dẫn đến các ý kiến đóng góp xây dựng sản phẩm không quá nhiều.

Bộ gõ tiếng Việt phổ biến nhất đã ra đời thế nào? 1
Phiên bản 3.0 đánh dấu sự phổ biến của Unikey, cũng là lúc cha đẻ Unikey công bố mã nguồn mở ứng dụng.

Năm 2000, khi Microsoft bắt đầu trang bị bộ giải mã ngôn ngữ Unicode cho Windows (bộ giải mã giúp đồng nhất cách soạn thảo các loại ngôn ngữ khác nhau trên thế giới với cùng một font chữ, không cần phải có các bộ font chữ riêng như trước đây nữa), cộng đồng IT trong nước bắt đầu đổ dồn sự quan tâm về các ứng dụng hỗ trợ Việt hoá và nhập liệu cho Windows. Phạm Kim Long lúc ấy đang bận rộn nghiên cứu luận án tiến sĩ cũng đã bị cuốn vào “cơn khát” các phần mềm hỗ trợ soạn thảo tiếng Việt bấy giờ. 
Quảng cáo

Phần mềm phù hợp nhất thời điểm đó (Vietkey - PV) không được cung cấp miễn phí, người dùng Việt “bí” đường tiếp xúc với công nghệ và bắt đầu xin nhau các bản bẻ khoá để xài miễn phí ứng dụng. Cậu nghiên cứu sinh với một số kinh nghiệm ít ỏi làm bộ gõ tiếng Việt cũng bắt đầu mày mò với Unicode. Chỉ sau ba ngày vừa thiết kế và vừa mã hoá, anh đã nhanh chóng ra mắt chương trình hỗ trợ Unicode đầu tiên của mình trên các diễn đàn. 

Nhưng có lẽ với những ngày miệt mài làm TVNBK và LitteVnKey chưa mang lại cho Phạm Kim Long kinh nghiệm đối mặt và xử lý lượng góp ý đồ sộ từ người dùng mà anh sắp gặp phải. Mỗi ngày anh dành một quỹ thời gian nhất định chỉ để đọc ý kiến người dùng. Bên cạnh những ý kiến đóng góp xây dựng sản phẩm, anh bắt đầu phải tập làm quen với những lời khen chê, dèm pha, hoài nghi mang tính đố kỵ nhiều hơn là tính đóng góp tích cực. 

Tuy nhiên, tất cả những e-mail đều được Long hồi âm để cảm ơn sự góp ý với mọi người và để cả những người có suy nghĩ tiêu cực biết anh đã ghi nhận suy nghĩ của họ và sẽ quyết tâm chứng tỏ điều ngược lại. 

Với Phạm Kim Long, Unikey ra đời không chỉ vì muốn có một tiện ích miễn phí cho người dùng Việt, để họ không đi bẻ khoá phần mềm mà còn là vì “cái máu” của người làm công nghệ muốn xây dựng một sản phẩm đáng tin cậy, đơn giản, dễ dùng. Anh hy vọng người dùng muốn sử dụng sản phẩm của mình vì họ đánh giá cao chúng chứ không phải chỉ là “lựa chọn thứ hai”.

Bộ gõ tiếng Việt phổ biến nhất đã ra đời thế nào? 2
Sau 20 năm phát triển, Unikey vẫn duy trì thiết kế trực quan, đơn giản và dễ sử dụng.

Một năm từ ngày công bố, Unikey bắt đầu trở thành hiện tượng trong làng công nghệ Việt sau nhiều ngày lăn lộn của tác giả để cập nhật chỉnh lỗi, thay đổi các thành phần cốt lõi của ứng dụng để “chiều” lòng người dùng. Khi ứng dụng trở thành một phần không thể thiếu trên hầu hết các máy tính bàn có mặt tại Việt Nam, Phạm Kim Long lại tiếp tục làm một việc mà không ít người dèm pha là “chơi nổi”, “háu danh”, “điên cuồng” và “giết chết các phần mềm thương mại”: công bố mã nguồn mở Unikey. 

Có lẽ ít người có thể chia sẻ quan điểm của anh ngoại trừ những sinh viên, những nhà nghiên cứu khao khát tiếp xúc với công nghệ phần mềm vốn đang rất sơ khai tại Việt Nam lúc bấy giờ. Việc “nội soi” một ứng dụng được đánh giá khá tốt khi vận hành nhanh chóng, chính xác nhưng không chiếm nhiều tài nguyên hệ thống là ước muốn của nhiều lập trình viên. 

Dấu ấn mà Unikey cũng như Phạm Kim Long để lại cho làng công nghệ Việt không chỉ là cung cấp một phần mềm hỗ trợ nhập liệu tiếng Việt tốt, mà còn là việc mở rộng hơn tư duy của người làm công nghệ Việt để cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Năm 2014, Unikey tròn 20 tuổi và hiện là một trong số ít phần mềm tuy có tuổi đời già cỗi, nhưng vẫn vận hành khá ổn. Đây dường như là sản phẩm mặc định trong máy tính của bất kỳ người Việt nào.

HUY AN
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/