Nhật Bản dỡ bỏ thuế quan cho hơn 95% hàng nhập khẩu theo TPP

Nhật Bản thông báo sẽ dỡ bỏ thuế quan đánh vào 95,1% hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Nhật Bản dỡ bỏ thuế quan cho hơn 95% hàng nhập khẩu theo TPP

Cánh đồng lúa tại Satsumasendai, quận Kagoshima, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters/TTXVN)

Chính phủ Nhật Bản ngày 20/10 thông báo sẽ dỡ bỏ thuế quan đánh vào 95,1% hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới đạt được thỏa thuận gần đây.

Theo Bộ trưởng Kinh tế phụ trách TPP của Nhật Bản, Akira Amari, mức dỡ bỏ thuế theo TPP là gần 100%. Tuy nhiên, mức thuế mà Nhật Bản dỡ bỏ theo TPP vượt so với mức 88,4% theo các hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản với Philippines và với Australia - mức miễn thuế lớn nhất trong số các hiệp định thương mại tự do hiện có của nước này.

Mức độ dỡ bỏ thuế của Nhật Bản theo TPP là thấp hơn 11 nước thành viên khác, khi thuế áp vào một số nông sản nhạy cảm vẫn được duy trì. Trong số 586 sản phẩm, khoảng 30% sản phẩm sẽ được miễn thuế.

Nhưng mặt khác, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ ngay thuế quan đánh vào 95,3% số sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước thành viên khác, trong khi các nước thành viên khác sẽ miễn thuế đối với 86,9% số sản phẩm mà Nhật Bản xuất khẩu khi TPP có hiệu lực.

Bộ trưởng Amari bác bỏ quan ngại rằng người nông dân Nhật Bản có thể đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn về giá khi nông sản nhập khẩu giá rẻ ào ạt đổ vào.

Ông cho biết khối lượng hàng nông sản nhập khẩu được miễn thuế đặc biệt là thấp và Nhật Bản phụ thuộc lớn vào nhập khẩu các sản phẩm này để đáp ứng cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu TPP có phù hợp với nghị quyết được Ủy ban Quốc hội thông qua năm 2013, đề xuất rằng năm loại nông sản chủ lực là gạo, lúa mỳ, thịt bò và thịt lợn, đường và các sản phẩm bơ sữa cần nằm ngoài danh sách dỡ bỏ thuế hay không.

TPP bao trùm một khu vực chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu. Các nước tham gia sẽ cần phải hoàn tất văn bản thỏa thuận để chính thức ký trước khi thông qua lần cuối.



Theo TTXVN


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/