Ông đã so sánh kinh tế Việt Nam 5 năm qua và năm 2015 như bức tranh với mảng màu sáng - tối đan xen. Đồng thời cho biết điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế 2015 nhưng vẫn là câu hỏi trước mắt là việc Việt Nam tham gia các FTA, liệu Việt Nam có nắm bắt được những cơ hôi đó, ông có thể lý giải về điều này?
Nhìn về 5-7 năm tới đây, đặc biệt năm 2016-2017 là thời điểm rất hệ trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Việt Nam không có tốc độ tăng trưởng gắn với chất lượng tăng trưởng chuyển đổi tốt hơn, nếu không tận dụng được những cơ hội mà việc đẩy mạnh hội nhập mang lại có lẽ Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn trong tạo dựng nền móng để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Vì nếu tăng trưởng thấp, rõ ràng thiếu hụt chất kích thích thời gian để Việt Nam tiến lên. Đó cũng là thời gian Việt Nam đang có lợi thế về tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư vào công nghệ, kỹ năng…
Trong cuộc chơi với thị trường lớn nhất thế giới mà các FTA đã đang mang lại, Việt Nam đi trước nhiều nước ASEAN khi thành thành viên của TPP. Nhưng 5-7 năm tới có thể có một số nước tham gia như Thái Lan, Philippines… Việt Nam sẽ không có lợi thế nhiều.
Cũng như vậy với EU, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2018 trong khi trước đây EU đã từng đàm phán thành lập FTA EU - ASEAN, tới đây có thể EU đẩy mạnh đàm phán song phương với một số nước hoặc với ASEAN và lợi thế của Việt Nam có thể giảm đi rất nhiều.
Vậy Việt Nam cần làm gì để nắm bắt cơ hội thưa ông?
Việt Nam đã nhận ra vấn đề quan trọng để đẩy mạnh cải cách, 5 năm qua chúng ta đã làm nhưng mới đi nửa đường, nếu không đẩy mạnh có lẽ lòng tin của thị trường và nhà đầu tư, xã hội vào quá trình cải cách của Việt Nam sẽ giảm sút ghê gớm.
Việc tạo niềm tin, đẩy mạnh cải cách quan trọng hơn nhiều con số mà chúng ta mong muốn thể hiện. Nhưng, không nên quá tham vọng để quên đi ổn định kinh tế vĩ mô và nỗ lực tiếp tục cải tổ, tối thiểu hoá thực thi cam kết, hạn chế rủi ro tác động tiêu cực.
Thông điệp tôi muốn chia sẻ có lẽ chuyển biến chính sách từ năm 2011 và làm được đến nay cho chúng ta nhiều bài học. Bài học đầu tiên là phải nhìn đúng thực chất của nền kinh tế và gắn với chuyển động, thay đổi của môi trường quốc tế, môi trường khu vực và toàn cầu để có được quyết định về chính sách và cải cách mạnh mẽ.
Chúng ta cần phải rất thực tế, thậm chí thực dụng một chút, có khi phải thay đổi những kế hoạch chỉ ngay trước đó chúng ta nghĩ và định hướng khác.
Thứ hai, để tạo dựng được lòng tin thị trường các con số cải thiện của nền kinh tế chỉ là một phần, phần quan trọng hơn là thị trường, xã hội nhà đầu tư phải thấy được tính nhất quán và kiên định của mục tiêu rõ nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Trước đây chúng ta đã cam kết nhưng chúng ta đã từng rất dao động.
Nhưng, điều Việt Nam chưa làm được trong khi thị trường cần là gắn với kiên định, giải trình, minh bạch, tính trách nhiệm phải cao hơn nhiều.
Về cơ bản xét chung trong bối cảnh khu vực và thế giới, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu cơ bản về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát… nhưng quan trọng hơn là nỗ lực cải cách, nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp lý thực thi để tương thích hơn.
Có ý kiến cho rằng, chưa bao giờ tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp lại thấp như hiện nay trong khi Việt Nam đang gia nhập sâu rộng hơn vào các FTA chất lượng cao và chơi với những tay chơi “sừng sỏ” nhất?
So sánh một vài năm gần đây trong bối cảnh kinh tế Việt Nam rất khó khăn, chính sách và môi trường kinh doanh của Việt Nam với vai trò của nhà nước còn nhiều vấn đề, nếu không nỗ lực cải cách và cải thiện, tinh thần kinh doanh có thể giảm dần thậm chí thui chột.
Lời nhận xét trên cũng là lời nhắn cần đẩy mạnh cải cách và hội nhập sâu rộng chúng ta cũng phải dám làm, dám chơi.
Nhìn chặng đường dài tôi không nghĩ chúng ta quá thiếu tinh thần kinh doanh mặc dù Việt Nam bươn chải, đối mặt với chiến tranh, Việt Nam trong lịch sử không dài nhưng từng đứng thứ 5 kinh tế khu vực, nhìn quá trình cải cách có thể thấy đội ngũ doanh nhân đã trưởng thành nhiều.
Xin cảm ơn ông!
Theo tin tức Bizlive.vn