Nhiều doanh nghiệp Nhật chia đã sẻ cải tiến tiết kiệm năng lượng. Điều đáng nói là, với một đất nước có tốc độ phát triển khoa học công nghệ lớn như Nhật Bản, thiết bị được sản xuất tại đây dù mang lại hiệu quả Tiết kiệm năng lượng rất cao nhưng mức chi phí cũng không nhỏ. Doanh nghiệp Việt Nam với phần đông là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế nhiều doanh nghiệp khó có thể đủ khả năng tài chính để đầu tư.
Theo ông Huỳnh Kim Tước- Giám đốc Trung tâm tiết kiệm Năng lượng TP. Hồ Chí Minh: "Đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.... Là những tiêu chí hàng đầu giúp doanh nghiệp thích nghi và phát triển trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết".
Các doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ các giải pháp trong buổi xúc tiến. Ảnh Financeplus.vn
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải xây dựng nội lực vững mạnh thông qua cải tiến công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở tất cả mọi lĩnh vực tại Việt Nam đang ở mức vô cùng lớn, vào khoảng 10 – 40% tùy lĩnh vực, trong đó, một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất là tòa nhà và khách sạn. Tuy nhiên, do những rào cản lớn, đặc biệt là về công nghệ và tài chính, không nhiều đơn vị có thể thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng một cách bài bản, hiệu quả tiết kiệm năng lượng thu được từ đó chưa cao.
Cũng trong buổi xúc tiến các doanh nghiệp Nhật đã đưa ra các giải pháp công nghệ trong nhiều lĩnh vực: kính xây dựng, điều hòa không khí, lạnh công nghiệp, Pin năng lượng mặt trời...Ngoài ra, MUMSS giới thiệu các giải pháp tài chính hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ theo cơ chế JCM ( Joint Crediting Mechanism) của Bộ môi trường Nhật Bản.