Jimmy Carter sinh ngày 1/10/1924 tại một thị trấn tây nam tiểu bang Georgeria. Cha ông- James Earl Carter nuôi sống gia đình mình bằng một điền trang rộng lớn tới 4.000 hec-ta và quản lý hàng trăm nông dân người da màu. Tuy quanh năm gắn bó với đồng ruộng, nhưng người đàn ông này vẫn luôn chú ý giáo dục các con một cách nghiêm khắc. Có lần, Jimmy lấy trộm một xu từ hòm từ thiện của nhà thờ, cha đã phạt cậu bằng cách giao cho hẳn một héc-ta đậu để trông nom.
Jimmy Carter (phải) cùng mẹ và em |
Hàng ngày, Jimmy cùng các em chăm chỉ gánh những thùng nước nhỏ từ một cái giếng công về bể nước trong sân sau nhà. Là anh cả của ba đứa em, Jimmy ngoan ngoãn đỡ đần cha mẹ những công việc nhà tưởng như quá sức với đứa bé lên mười. Từ bổ củi, nhặt đỗ trên trang trại của cha, cho gà ăn, quét dọn chuồng lợn… cậu bé đều thể hiện sự nhiệt tình, hăng say lao động với một niềm vui hiếm thấy. Jimmy không hề thấy mệt mỏi trước cuộc sống nông thôn ảm đạm, mà coi mảnh đất nghèo là cả một thế giới phiêu lưu.
Từ lúc 9 tuổi, Jimmy đã chứng tỏ được khả năng tính toán trời cho khi nhận ra thời điểm khủng hoảng nghiêm trọng không phải là lúc thích hợp để nông trại bán các kiện bông. Cậu đã giấu 5 kiện bông lớn tại 5 lều do các nông dân da đen thuê. Đợi đến khi lên 13 tuổi, cậu đã bán chỗ bông đó với giá cao gấp 3 lần - đem về một khoản tiền kha khá cho cha mẹ.
Jimmy Carter theo học trường công lập Plains cho đến hết trung học. Cậu bé khá nổi tiếng bởi sự thông minh, nhanh nhẹn và ham mê học tập. Cậu rất thích đọc sách, và thường giành nhiều giờ mỗi ngày để nghiền ngẫm những cuốn sách mượn được từ trường hay nhà thờ. Bảng thành tích học tập của Jimmy Carter luôn khiến bố mẹ cậu phải tự hào. Không chỉ học giỏi, Jimmy còn rất hoà đồng với các bạn cùng lớp, đặc biệt là các cậu bé da mầu. Bạn bè của Jimmy chủ yếu là những đứa trẻ có nguồn gốc châu Phi luôn bị các học sinh da trắng khinh thường và xa lánh. Một phần bởi mảnh đất này là khu nhập cư của người châu Phi nên số lượng con em da màu theo học tại các trường địa phương có phần áp đảo, và tìm kiếm một cộng đồng trẻ da trắng không phải chuyện dễ dàng. Song trẻ em tầm 10 tuổi trở lên bắt đầu được bố mẹ khuyên không kết giao với bạn bè gốc Phi nữa. Jimmy Carter thì không bị áp đặt bởi thành kiến phân biệt chủng tộc ấy.
Jimmy Carter khi còn phục vụ tại Hải quân Mỹ |
Jimmy Carter từng được rèn luyện trong
quân ngũ 7 năm. Ông phục vụ tại các tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình
Dương và Hạm đội Đại Tây Dương. Nhận ra vốn hiểu biết sâu sắc của Carter
về lĩnh vực hạt nhân, Đô đốc Hyman G. Rickover đã tuyển chọn chàng trai
trẻ tài năng vào chương trình tàu ngầm hạt nhân của hải quân Hoa Kỳ.
Trở thành một kỹ sư hạt nhân, Carter được Đô đốc Rickover nghiêm khắc và
khó tính chỉ bảo, dạy dỗ chu đáo và trở thành người thầy mà Jimmy
Carter vô cùng ngưỡng mộ. Sau này, chính Tổng thống Carter đã thừa nhận
rằng sau cha mẹ thì ngài Rickover là người thứ ba có ảnh hưởng lớn nhất
đối với cuộc đời ông.
Jimmy Carter trên cánh đồng bông của gia đình |
Sau khi cha mất, Jimmy Carter rời quân ngũ, trở về gia đình tại Plains để thực hiện bổn phận của người con cả. Ông mở rộng đồn điền và nối nghiệp ngài Carter quá cố. Nhưng điều đó không khiến ông chôn vùi cuộc đời mình với đồng ruộng nhọc nhằn, Carter có những bước tiến đến trường chính trị bằng việc tham gia vào ban quản trị trường học, bệnh viện, thư viện tại thị trấn Plains. Trong thập niên 1960, ông phục vụ hai nhiệm kỳ tại thượng viện tiểu bang Georgeria.
Trên con đường trở thành Tổng thống, ông cố gắng xoá bỏ tiền lệ kỳ thị đối với người da đen và được cả thế giới công nhận. Ông trở thành chính khách Mỹ đầu tiên công khai đấu tranh giành quyền bình đẳng cho các công dân Mỹ da màu.
Tổng thống Jimmy Carter được trao giải Nobel Hoà bình |