Chuyên gia ADB: “Kể cả khi không còn TPP, FDI vào Việt Nam vẫn tăng”

ADB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm sau.
Chuyên gia ADB: “Kể cả khi không còn TPP, FDI vào Việt Nam vẫn tăng”
Từ trái qua: Kinh tế gia của ADB tại Việt Nam Aaron Batten, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam tại buổi công bố ADO 2017. Ảnh: Minh Tuấn

Tăng trưởng GDP sẽ nhanh hơn vào năm 2018
Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2017 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được công bố ngày 10/4, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2017 và 6,7% trong năm 2018, nhờ sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, thương mại bán buôn và bán lẻ, ngân hàng và du lịch.
Báo cáo ghi nhận rằng những mức kỷ lục được duy trì trong thu hút FDI sẽ thúc đẩy ngành chế tạo trong nước, đồng thời giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam ngay cả khi dòng thương mại khu vực và toàn cầu tiếp tục suy giảm.
Tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh của Việt Nam, được dự báo tăng gấp đôi so với hiện nay lên 33 triệu người vào năm 2030, cũng sẽ giúp gia tăng tiêu dùng cá nhân và thúc đẩy thương mại bán lẻ.
ADB dự báo lạm phát sẽ tiếp tục gia tăng, đạt 4% trong năm 2017 và 5% trong 2018. Các mức giá hành chính như dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông, và mức lương tối thiểu tăng là những yếu tố đẩy lạm phát tiếp tục tăng.
Làn sóng FDI vẫn tiếp tục tăng
Kinh tế gia của ADB tại Việt Nam Aaron Batten cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng ngay cả khi không còn Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thương mại (FTA) với một số nước và nhờ đó sẽ thu được nhiều lợi ích từ quá trình tự do hóa thương mại trong những năm sắp tới. Đơn cử như việc thực thi FTA với EU vào năm 2018 sẽ mở ra nhiều cơ hội thương mại cho Việt Nam.
Chuyên gia này cũng nhận định rằng nghị trình hội nhập của Việt Nam ngày càng được mở rộng, giúp cho Việt Nam không bị phụ thuộc nhiều vào một thị trường duy nhất. Dù Trung Quốc thời gian qua có đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhưng các nguồn FDI chính vẫn là Nhật Bản Hàn Quốc, châu Âu, ASEAN và Bắc Mỹ.
Trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất và tác động của Brexit, Việt Nam “vẫn ở vị thế vững vàng để chống chọi với các cú sốc như vậy từ nền kinh tế thế giới do tính đa dạng của các nước muốn đầu tư vào đây để hưởng lợi từ sức tăng trưởng kinh tế”, ông Batten nói.
“Do đó, chúng tôi không nhìn nhận các sự kiện đó sẽ có tác động lớn đến dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm tới”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo quan sát của ADB, ngành xây dựng của Việt Nam đã tăng hơn 10% trong năm 2016 và sẽ vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng này trong 2 năm tới. Đây là kết quả của dòng vốn FDI và đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào lĩnh vực bất động sản.
Cải cách nông nghiệp vẫn là vấn đề then chốt để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng
Báo cáo lưu ý nông nghiệp vẫn là một nhân tố chính làm kinh tế tăng trưởng chậm lại. Do đó, Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp của Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng và cho phép vươn lên vị thế quốc gia thu nhập trung bình cao.
Sản lượng nông nghiệp được dự báo tăng nhẹ trong năm 2017 với viễn cảnh giá lương thực toàn cầu tăng và thời tiết bớt biến động hơn. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh rằng khu vực này tiếp tục tăng trưởng chậm hơn so với phần còn lại của nền kinh tế Việt Nam, làm giảm đà tăng trưởng chung.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, phát biểu: “Nông nghiệp đã luôn là một động lực quan trọng của tăng trưởng, giảm nghèo, an ninh lương thực và xuất khẩu kể từ khi chính phủ bắt đầu cải cách lĩnh vực này vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng và năng suất lao động trong nước thấp, tăng trưởng của khu vực này đã chậm lại, chỉ khoảng 2%/năm kể từ năm 2011”.
Báo cáo ghi nhận rằng sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng một phần ba của Indonesia và chưa bằng một nửa so với Thái Lan và Philippines.
Báo cáo cũng nhấn mạnh do Việt Nam đang phục hồi sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong một thập niên, việc thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ có tầm quan trọng sống còn để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao.
Để chuyển đổi nông nghiệp, báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần giải quyết một số thách thức cơ bản trong chính sách – bao gồm tạo điều kiện cho cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các chuỗi cung ứng nông nghiệp và chế biến sau thu hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, áp dụng các thông lệ quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn, và tích hợp hiệu quả hơn những cân nhắc về biến đổi khí hậu vào trong các quy trình ra quyết định.


Theo http://bizlive.vn
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/