BizTALK: Làm ăn gì năm 2016?

Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2015, dự báo cơ hội kinh doanh trong năm 2016, BizLIVE tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến BizTALK: “Làm ăn gì năm 2016?” vào hôm nay, thứ Bảy ngày 12/12.
BizTALK: Làm ăn gì năm 2016?
Toàn cảnh BizTALK: Làm ăn gì năm 2016?

Ngay trong mảng sáng của bức tranh kinh tế thì cũng còn nhiều vấn đề tối 
Mở đầu tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khẳng định nền kinh tế Việt Nam năm 2015 khép lại với những mảng màu sáng tối khác nhau và đã được báo cáo trước Chính phủ không lâu trước đây.
Một trong những điểm sáng là kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, GDP cao, lạm phát thấp nhất trong 10 năm vừa qua. Xuất khẩu đạt có thể đạt 165 tỷ USD và nằm trong top 30. FDI vốn thực hiện 14,5 tỷ USD. Đây là con số gần gấp đôi vốn thực hiện của thời kì khủng hoảng 2009.
Thêm vào đó là những chuyển động tích cực của hệ thống NHTM, vấn đề lãi suất giảm chi phí vốn. Thời gian qua, đích thân Thủ tướng Chính phủ có những chỉ đạo cổ phần hóa, nhưng chất lượng còn đang gặp nhiều tranh luận. Các chuyên gia có nhiều ý kiến trái chiều, ví dụ như: Chưa nhìn thấy hình bóng của cổ đông chiến lược.
Ngay trong mảng sáng của bức tranh kinh tế thì cũng còn nhiều vấn đề tối. GDP 6,5% bị nhiều chuyên gia cho rằng chưa bền vững, tỷ trọng FDI chiếm 75%. Lạm phát dưới 1% thì các chuyên gia cảnh báo tình trạng của 1 giai đoạn giảm phát. Đây là vấn đề mang tính chất thời sự.
Bước sang 2016, đồng NDT được đưa vào rổ tiền tệ của IMF, đồng USD 10 ngày giảm liên tục gây áp lực lớn đến chính sách tiền tệ của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên đặt lên bàn hội nghị để đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam. Chưa kể khả năng FED nâng lãi suất lên 0,25% trong vài ngày tới là khá cao.
Những câu chuyện như thế sẽ tác động như nào đến chính sách chứng khoán của Việt Nam. Và nền kinh tế Việt Nam sẽ như nào trong 2016, sự ổn định của kinh tế vĩ mô sẽ như nào với tình trạng của lãi suất, tỷ giá?
Thị trường bất động sản sẽ ấm lên, nhưng lo ngại về bong bóng bất động sản cũng từ đó mà nảy sinh? Thêm nữa, những chính sách mới như cho người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam là như thế nào? Trong lĩnh vực sản xuất thì làm gì với hàng hoạt FTA được kí kết thời gian vừa qua?
“Làm ăn gì trong 2016? Những câu hỏi nóng bỏng như thế đang đợi các diễn giả đưa ra lời giải cho câu hỏi”, TS. Nguyễn Anh Tuấn gợi mở.
"Ngân sách hiện nay đang gặp nhiều khó khăn"
Điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô năm 2015, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nhấn mạnh kinh tế vĩ mô có các tín hiệu tích cực như tăng trưởng có thể đạt mức cao nhất từ 2009 đến nay. Năm nay, GDP có thể tăng trưởng 6,6% hoặc 6,2%, nhờ sự đóng góp lớn của ngành công nghiệp (xây dựng, dầu khí). 
Tuy nhiên ngành nông nghiệp còn kém phát triển do hạn hán, xâm mặn, và giá cả trên thị trường thế giới giảm rõ rệt.
Lạm phát năm nay có thể ở mức dưới 1%, thấp nhất trong 11 năm nay. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng vẫn cao bất thường, các doanh nghiệp vẫn phải trả lãi suất 7-8%, các doanh nghiệp kém hơn chịu lãi suất 9%. Chi phí tiền vốn cho doanh nghiệp vẫn ở mức cao so với các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc.
 TS. Lê Đăng Doanh
Sức mua trong nước đã tăng lên rõ nét, thể hiện ở doanh số các mặt hàng như ô tô, sự ấm lên của bất động sản, trong đó có phân khúc phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài.
Các khó khăn cần chú ý là bội chi ngân sách và mất cân đối trong ngân sách, đặc biệt nợ công tăng quá nhanh. Tỷ lệ trả nợ trong ngân sách tăng cao bất thường.
Số bội chi ngân sách được công bố không chênh lệch nhiều so với các số liệu không chính thức. Năm nay Chính phủ công bố sẽ vay 262 nghìn tỷ, tuy nhiên số thực tế mà Chính phủ phải vay cao gấp 3 lần so với con số công bố. 
Chính phủ đã vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 30 nghìn tỷ đồng, Vietcombank 1 tỷ USD, xin phép Quốc hội phát hành trái phiếu quốc tế, và thoái vốn khỏi 10 công ty “màu mỡ”, với tổng số vốn sẽ thoái tương đương 4 tỷ USD.
Liên quan đến việc Giám đốc World Bank tại Việt Nam Victoria Kwakwa gần đây có đặt ra câu hỏi “Việt Nam lấy vốn đâu để đầu tư?”, TS. Doanh cho rằng ngân sách hiện đang gặp nhiều khó khăn.
“Tỷ lệ mất thanh khoản, hay không cân đối được các khoản chi ở một số địa phương, là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng đó chỉ là những phần nổi của tảng băng, phần chìm ‘phong phú’ hơn nhiều”, ông khẳng định.
Với mức độ chi tiêu rất lãng phí như báo chí đã nêu ra, như chi khảo sát sổ xố hay đưa lái xe, người giúp việc đi công tác cùng … thì “không có gì thỏa mãn được” như TS. Trần Du Lịch đã nêu. Bên cạnh đó, giá dầu giảm sâu cũng có tác động tới nguồn thu ngân sách.
Để gia tăng thu ngân sách, Bộ Tài chính vừa đưa ra nhiều “sáng kiến” như bổ sung từ thu thuế thu nhập doanh nghiệp. 
Tuy nhiên, việc này làm cho các doanh nghiệp quan ngại vì “luật chơi” thay đổi đột ngột. 
Qua tiếp xúc với các doanh nghiệp, TS. Doanh cho biết một số doanh nghiệp kêu là tình hình của họ cực kì “bi đát”. Ngoài ra, một số dự án kêu là công trình của họ nhiều năm chưa được thanh toán, không trả lương được cho công nhân.
Bên cạnh sự ấm lên của thị trường bất động sản, thì các vấn đề tài chính của Chính phủ cũng như địa phương là đáng quan ngại. Vấn đề là làm sao phải giảm được các khoản chi tiêu ngân sách để dồn vốn cho đầu tư phát triển.
---- 
Để cùng bạn đọc nhìn lại kinh tế Việt Nam trong năm 2015, từ đó đưa ra những nhận định và dự báo cho năm 2016, hướng tới những cơ hội kinh doanh khả thi cho cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, BizLIVE tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến BizTALK: “Làm ăn gì năm 2016?”, diễn ra từ 9h00 - 16h30 thứ Bảy, ngày 12/12/2015, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC (Sầm Sơn, Thanh Hoá).
Tại đây, các chuyên gia kinh tế uy tín cùng các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước... sẽ đánh giá các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2015 và đưa ra các dự báo cho năm 2016. 
Cuộc tọa đàm cũng có sự tham gia của khách mời là đại diện các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như bất động sản, tài chính ngân hàng, chứng khoán, sản xuất - kinh doanh…
Đại diện Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chuyên gia tài chính ngân hàng sẽ đánh giá việc điều hành tỷ giá, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng năm 2015 và chia sẻ những mục tiêu năm 2016. 
Về lĩnh vực bất động sản, các vấn đề như "Liệu có hay không việc bất động sản đã phục hồi và tăng trưởng trở lại?", "Liệu có tiếp tục xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản?", "Giá bất động sản đã ở mức giá thực… sẽ được đề cập và phân tích cụ thể.
Về lĩnh vực chứng khoán, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cùng các chuyên gia đến từ những công ty chứng khoán uy tín sẽ đánh giá những chính sách ảnh hưởng đến chứng khoán năm qua, nhìn nhận yếu tố tâm lý nhà đầu tư với diễn biến thị trường, đồng thời chia sẻ dự báo về thị trường chứng khoán năm 2016.
Cuộc toạ đàm còn có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực dệt may, dược phẩm, bán lẻ..., các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, ôtô. 
Từ góc nhìn doanh nghiệp, những cơ hội, thách thức trong bối cảnh Việt Nam ký kết hàng loạt hiệp định thương mại với các đối tác lớn sẽ được bàn thảo chi tiết.

Nội dung BizTALK “Làm ăn gì năm 2016?” cùng các chủ đề liên quan sẽ được tường thuật chi tiết trên BizLIVE, với sự tham dự của các diễn giả, chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp:

- Ông Bùi Huy Thọ, Vụ trưởng Vụ quản lý và cấp phép các tổ chức tín dụng, Cơ quan thanh tra giám sát NHNN

- Ông Nguyễn Đức Long, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước

- Ông Trần Văn Tần, Trưởng phòng Tín dụng nông nghiệp nông thôn - Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước

 

- GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

- TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), thành viên Hội đồng Chuyên gia BizLIVE

- TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài VAFIE

- TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính

- Ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

- PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính)

- TS.LS Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC

- Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Traphaco

- TS. Lê Xuân Thảo, Chủ tịch HĐQT Invenco

- Ông Mạc Quang Huy, Tổng giám đốc CTCK Maritime

- Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược Đầu tư CTCK Maritime

- Ông Lê Tiến Đông, Phó tổng giám đốc CTCK Artex

- Ông Phí Ngọc Trịnh, Phó tổng giám đốc CTCP May Hồ Gươm 


Theo tin tức Bizlive.vn
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/