Amata rốt ráo đầu tư vào Việt Nam

Thông tin từ báo chí Thái Lan cho biết, Amata Việt Nam Plc, công ty con của Công ty cổ phần Amata - nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan, thông báo sắp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sàn Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET).
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cụ thể, Amata Việt Nam sẽ IPO 166,37 triệu cổ phiếu mệnh giá 50 satang/đơn vị (tương đương 0,5 baht) trên thị trường này. Đợt chào bán cổ phiếu sẽ được thực hiện vào giữa tháng 12/2015, sau khi nhận được sự chấp thuận từ Ủy ban Chứng khoán của Thái Lan.

Điều quan trọng là, thông tin từ bà Somhatai Panichewa, Giám đốc điều hành Amata Việt Nam cho biết, nguồn tiền thu được sẽ được dùng để đầu tư vào Khu công nghiệp Amata Long Thành (Đồng Nai), mà Công ty đang triển khai tại Việt Nam, cũng như sẽ bổ sung vốn lưu động cho Công ty.

Cũng theo thông tin từ bà Somhatai Panichewa, thì sau khi IPO thành công, Amata sẽ không còn bất kỳ khoản đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam, mà các dự án này sẽ được quản lý bởi Amata Việt Nam.

Khu công nghiệp Amata Long Thành được cấp chứng nhận đầu tư hồi tháng 7 vừa qua, với quy mô 282 triệu USD. Theo kế hoạch, Amata sẽ chi khoản tiền này để xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành trên diện tích hơn 410 ha, nhằm thu hút các dự án công nghệ cao. Dự án dự kiến triển khai thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu kéo dài đến năm 2017, còn giai đoạn II kết thúc vào năm 2020.

Trước khi đầu tư dự án này, Amata đã đầu tư Khu công nghiệp Amata ở Biên Hòa và đã rất thành công trong thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Ngoài dự án mới, Amata còn lên kế hoạch đầu tư một dự án tiếp theo ở Đồng Nai và cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở tỉnh Bình Định.

Trong khi đó, nguồn tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn cho biết, Amata vẫn cam kết theo đuổi Dự án Khu công nghiệp đô thị thông minh ở Quảng Ninh, với vốn đầu tư 1,6 tỷ USD. Amata thậm chí còn muốn xin “nâng cấp” dự án này thành khu kinh tế để nhận được nhiều ưu đãi hơn. Tuy nhiên, đề xuất này khó được chấp thuận, do Chính phủ Việt Nam đang rất thận trọng với việc thành lập thêm các khu kinh tế mới. Trong khi đó, ở Quảng Ninh, đã có Khu kinh tế Vân Đồn được thành lập, song chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư.

Việc Amata quyết tâm đeo đuổi các dự án khu công nghiệp ở Việt Nam càng chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam. Ngoài Amata, VSIP là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này, với 7 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ trong cả nước.

Trong khi đó, mới đây, Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã đầu tư Khu công nghiệp Thăng Long thứ 3 ở Việt Nam.




Theo Baodautu.vn

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/