2014: Thời thế tạo anh hùng

(DĐDN) - Một năm nhiều thử thách nữa đang đến với doanh nghiệp, ngân hàng. Khó khăn của người này đôi khi là cơ hội cho người khác. Thời thế tạo anh hùng! Nhưng ai sẽ trở thành anh hùng?

Cái uy của người cầm quân

Điều gì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tâm đắc nhất trong năm 2013? Không phải vì đã thành công trong quản lý vàng, cũng không phải đã giữ được cam kết bình ổn tỷ giá, hạ mặt bằng lãi suất… Thậm chí, việc giữ được lạm phát ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua cũng chỉ làm ông vui mừng. Điều mà Thống đốc tâm đắc nhất, như ông khẳng định, là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã về đúng vị trí, với vai trò chỉ đạo, dẫn dắt thị trường.

Dù có khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn phải thực hiện nghiêm yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro của NHNN để xử lý nợ xấu; phải tất toán tài khoản huy động vàng cho dù cầm chắc lỗ cả ngàn tỷ đồng. Hay như tăng trưởng tín dụng, con số công bố hôm 16/12 là 8,83%, “vù” một cái, đến 27/12 đã lên hơn 11%. Tất nhiên tín dụng bao giờ cũng tăng mạnh vào những ngày cuối tháng, những tháng cuối năm. Tuy nhiên mức tăng “khủng” như vậy trong bối cảnh doanh nghiệp không biết vay vốn để làm gì thì… hơi lạ. Nhưng sẽ không lạ khi đến thời điểm hội nghị tổng kết ngành (16/12) chỉ còn mỗi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là chưa hoàn thành được trong năm 2013. Vì vậy, việc chỉ tiêu này trở thành hiện thực cũng cho thấy cái uy của người điều hành, chỉ đạo lớn thế nào.

Tóm lại, từ những gì diễn ra trong hai năm qua (từ tháng 8/2011 – ngày Thống đốc Bình nhậm chức) các NHTM đã thấy, với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của người cầm quân thì mọi việc phải răm rắp mà thực hiện. Đó là áp lực nhưng cũng tạo xung lực cho “quân sĩ” bước vào 2014, một năm được dự báo tiếp tục khó khăn của ngành ngân hàng.

Chưa có văn bản chính thức, cụ thể, nhưng qua những lần phát biểu của Thống đốc trên các diễn đàn gần đây, nhiều định hướng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN năm 2014 đã được Thống đốc Bình đưa ra: Điều hành tỷ giá ổn định nhưng không cố định, mức điều chỉnh tỷ giá tối đa 2%; tăng trưởng tín dụng 12 – 14%; lãi suất huy động khó có khả năng giảm thêm, lãi suất cho vay có thể được điều chỉnh phù hợp; không lùi thêm thời điểm áp dụng Thông tư 02 nhưng sẽ “nới” một số quy định trong thông tư này. Và theo yêu cầu của Thủ tướng, việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng sẽ được đẩy nhanh hơn. Với cách điều hành nói đi đôi với làm của NHNN vài năm gần đây, NHTM có thể lấy những định hướng điều hành trên làm kim chỉ nam cho việc lên kế hoạch kinh doanh của cả năm 2014.

Ai sẽ trở thành anh hùng?

Quảng cáo

Mỗi ngân hàng sẽ có kế hoạch, phương hướng kinh doanh riêng, nhưng vấn đề các NHTM quan tâm nhất năm 2014 là tái cơ cấu và cải thiện doanh thu, lợi nhuận so với năm 2013. Về tái cơ cấu, nợ xấu vẫn là vấn đề trung tâm đối với các NHTM trước khi lập kế hoạch kinh doanh 2014. Thời gian qua, hoạt động của VAMC có thể nói chỉ là chạy rốt-đa. Dù NHTM muốn hay không thì tới đây NHNN sẽ có quyết sách quyết liệt hơn đối với vấn đề này. Bên cạnh đó, với việc áp dụng Thông tư 02, cho dù sẽ có một số quy định được “nới” ra thì chắc chắn vẫn sẽ có đòi hỏi cao hơn so với quy định của Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Do đó, việc chuẩn bị nguồn tài chính để tăng trích lập dự phòng rủi ro từ tháng 6/2014 là cần thiết, nếu không muốn rơi vào danh sách các tổ chức tín dụng yếu kém mới.

Nhưng nếu chỉ nhìn vào mảng tối thì các NHTM hết muốn kinh doanh. Thực tế trong bất cứ hoàn cảnh nào đều có những cơ hội cho những người dám nghĩ dám làm. Thời thế tạo anh hùng. Anh hùng chính là những người tìm thấy cho mình cơ hội trong khó khăn? Nhìn lại hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay, sau nửa chặng đường tái cơ cấu (2013 – 2015) thì số lượng đang dần giảm đi, đồng thời chất lượng hoạt động được nâng lên. Cơ hội sẽ lớn hơn cho những NHTM có tiềm lực (sau khi thực hiện tái cơ cấu và kể cả khi các cổ đông lớn rút đi theo yêu cầu thoái vốn ngoài ngành của Chính phủ) và có “sức khỏe” thực sự.

Theo kế hoạch, tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 5,8% – cao hơn mức 5,3% của 2013. Mà vốn đầu tư cho phát triển vẫn chủ yếu dựa vào tín dụng. Đây cũng chính là một trong những cơ sở để NHNN đưa ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng 12-14% cho năm nay, cũng là cơ hội cho các NHTM cải thiện doanh thu, lợi nhuận. Bản thân NHNN cũng muốn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đưa ra. Vì vậy, miễn là NHTM kiểm soát tốt rủi ro, NHNN sẽ cấp chỉ tiêu tín dụng theo thực lực. Đơn cử, NHNN đã cho phép trong những trường hợp nhất định NHTM có thể cho vay vượt quy định (15% vốn tự có của ngân hàng) đối với 1 khách hàng.

Lạc quan hơn, khi khó khăn chung của nền kinh tế qua đi, cùng với nhu cầu tín dụng tăng thì ngân hàng tăng thu được từ các hoạt động phi tín dụng khác. Với những ngân hàng sợ rủi ro thì có thể tiếp tục “đẩy” tiền vào trái phiếu chính phủ, bởi trần bội chi đã được nâng lên 5,3% GDP. Bên cạnh đó, chủ trương phát hành 17.000 tỷ đồng trái phiếu không những được Quốc hội thông qua mà đã có địa chỉ rót vốn. Đó cũng chính là địa chỉ cho các ngân hàng tìm đến. Vì cùng với việc thực hiện các dự án có vốn tài trợ chính từ ngân sách thì nhu cầu về các dịch vụ tài chính, ngân hàng khác của doanh nghiệp đó sẽ không nhỏ.

Một tín hiệu tích cực khác khiến các nhà đầu tư bắt đầu thấy “ánh sáng” cuối đường hầm đối với bất động sản. NHNN vừa quyết định giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở (gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng) xuống 5%/năm. Mức giảm này không được như kỳ vọng, nhưng cũng sẽ tạo lực đẩy để ai có nhu cầu thực sự về nhà ở sẽ quyết định vay tiền mua nhà. Cũng phải thừa nhận một thực tế là các NHTM tham gia gói 30 ngàn tỷ mới chỉ hứa nhiều mà chưa thực hiện (số tiền giải ngân chỉ bằng 2% tổng số tiền cam kết cho vay). Sở dĩ như vậy là vì họ sợ rủi ro khi khoản cho vay lãi suất thấp mà thời hạn cho vay quá dài. Nếu tới đây NHNN điều chỉnh tiếp lãi suất cho vay tái cấp vốn đối với NHTM triển khai gói 30 ngàn tỷ, thì có lẽ lượng tiền thực được giải ngân sẽ tăng, tạo thêm lực cầu cho bất động sản.



THÁI THANH

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/