Tuy vậy, Jonathan Trappe đã phải bỏ dở tham vọng của mình sau 12 tiếng đồng hồ bay trên bầu trời bởi một trục trặc kỹ thuật xảy ra đối với khinh khí cầu. Rất may Trappe đã tiếp đất an toàn, anh những tưởng mình sẽ chết khi khinh khí cầu rơi thẳng xuống mặt đất.
Quãng đường mà Trappe đã đi được trong 12 tiếng đồng hồ bay trên chiếc khinh khí cầu (từ bang Maine ở Mỹ tới đảo Newfoundland ở Canada).
Jonathan Trappe đã hy vọng mình có thể trở thành người đầu tiên băng qua Đại Tây Dương sang tới Châu Âu bằng khinh khí cầu bóng bay. Quãng đường ước tính dài hơn 4.000km.
Trappe vẫy tay chào mọi người trước khi bắt đầu rời khỏi thành phố Caribou, bang Maine, Mỹ.
Đáng tiếc dự định của Trappe đã không trở thành hiện thực vì khinh
khí cầu đã gặp phải trục trặc bất ngờ. Anh đã phải dừng chân ở Canada.
Đám đông đến để chứng kiến khoảnh khắc kỹ sư công nghệ thông tin Jonathan Trappe bắt đầu chuyến hành trình đặc biệt.
Trappe chọn thời điểm khởi hành là 6h20 sáng 13/9. Có lẽ anh không nên chọn thứ 6 ngày 13 cho một chuyến hành trình đặc biệt như vậy.
Thời tiết chính là yếu tố nguy hiểm nhất của chuyến đi này. Buổi sáng hôm khởi hành, bầu trời Caribou đầy sương mù, tuy vậy, Trappe vẫn không thay đổi kế hoạch.
Để có thể chọn được ngày khởi hành, anh đã phải chờ đợi hơn 100 ngày mới có được một ngày điều kiện thời tiết phù hợp.
Chuyến hành trình từ Mỹ sang Châu Âu của Trappe ban đầu được dự kiến kéo dài từ 3-5 ngày, tuy vậy, anh đã phải sớm hạ cánh khi bay tới đảo Newfoundland của Canada sau 14 tiếng bay trên trời.
Tuy chuyến bay của Trappe không thành công như dự định nhưng anh vẫn lập kỷ lục là người thực hiện chuyến bay dài nhất trên một chiếc khinh khí cầu bóng bay.
Các tình nguyện viên giúp Trappe bơm hơi cho 370 quả bóng bay. Trong quá trình điều khiển khinh khí cầu, Trappe sẽ xì hơi dần cho các quả bóng bay.
Trong lịch sử đã từng có 5 người mất mạng vì thử thực hiện chuyến hành trình băng qua Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu. Họ đã không may gặp phải những loại hình thời tiết xấu như gió mạnh hoặc tố lốc.
Trước Trappe đã từng có 12 người từng thử băng qua Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu nhưng đều thất bại.
Hình ảnh những quả bóng bay khi đã bơm xong.
370 quả bóng sẽ được buộc vào một chiếc xuồng cứu hộ.
Những quả bóng bắt đầu được kết nối lại với nhau.
Đại tá Joe Kittinger, 84 tuổi là người tư vấn cho Trappe thực hiện kế hoạch mạo hiểm lần này. Chính Joe Kittinger là người đầu tiên từng băng qua Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu hồi năm 1984.
Vợ của Trappe - cô Nidia Ramirez - có mặt tại buổi khởi hành để cổ vũ cho Trappe. Ước tính, khi bay lên điểm cao nhất, khinh khí cầu sẽ cách mặt đất khoảng 7.620m.
Trappe nói rằng dù anh ý thức được mức độ nguy hiểm của chuyến hành trình nhưng anh luôn muốn sống một cuộc đời thú vị và dũng cảm tiến lên phía trước với tinh thần phiêu lưu mạo hiểm cao nhất.
Trong bộ phim hoạt hình “Up” (Vút bay), nhân vật ông cụ Carl cũng đã buộc hàng trăm quả bóng bay vào ngôi nhà của mình để ngôi nhà có thể bay từ Mỹ sang Nam Phi.
Bích Ngọc