"Võ" nào để đón làn sóng M&A thứ hai?

(Baodautu.vn) Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì trong hành trang của mình để đón làn sóng M&A thứ hai? Nhóm phóng viên Báo Đầu tư đã trao đổi với đại diện nhiều doanh nghiệp, quỹ đầu tư, công ty tư vấn xung quanh vấn đề này.

TS. Nguyễn Trung Thẳng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản trị marketing, Chủ tịch Masso Group


 "Võ" nào để đón làn sóng M&A thứ hai?
 
 

Diễn đàn M&A Việt Nam 2014 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, chính khách, giới đầu tư và các học giả

 

Vấn đề nhà đầu tư đang quan tâm nhất hiện nay là thủ tục pháp lý khi thực hiện M&A, cụ thể là sửa đổi Luật Doanh nghiệp (DN) thế nào để các nhà đầu tư có thể mạnh dạn tham gia thị trường. Cụ thể, một số vụ việc xử lý pháp luật gần đây khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn về suy nghĩ “DN có được làm những gì Nhà nước không cấm hay chỉ được làm những gì đăng ký?”

DN hiện quan tâm nhất đến giá trị dòng tiền mà tương lai mang lại, nhưng giá trị này được xây dựng trên nền tảng tài sản hiện hữu (gồm tài sản hữu hình và vô hình). Do vậy, DN nên chủ động xác định các tài sản vô hình có giá trị để quản lý và thông tin qua các báo cáo khi kêu gọi nhà đầu tư.

Để mắt đến DN nội có chất lượng.

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành, kiêm Trưởng bộ phận đầu tư tại VinaCapital:

Là nhà đầu tư, nên tôi rất quan tâm tới những DN chất lượng cao, có doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt…

Sau khi đầu tư khoảng 3-5 năm, nhà đầu tư phải có cơ hội để thoái vốn. Dĩ nhiên, những DN lớn đều hội đủ yếu tố này, nhưng điểm quan trọng là nếu nhiều nhà đầu tư tham gia thì giá dễ bị đẩy lên mức quá cao. Với mức giá như vậy, thì kỳ vọng về lợi nhuận đối với DN không còn được như ước tính ban đầu của nhà đầu tư.

Ngoài giá là yếu tố quan trọng, nhà đầu tư nước ngoài còn quan tâm nhiều yếu tố khác, như chất lượng điều hành, thị phần, tiềm năng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận...

Từ những yếu tố trên, nhà đầu tư sẽ tính toán để ra được một mức giá hợp lý được người bán chấp nhận.

Để thương vụ M&A thành công, cần có tư vấn chuyên nghiệp.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư, Công ty Savills Việt Nam

Theo kinh nghiệm của Savills Việt Nam, có một số khó khăn ảnh hưởng đến thành công của các thương vụ M&A, đó là kỳ vọng về giá của 2 bên khác nhau, khung pháp lý chưa thật sự cởi mở và điều kiện thị trường. Hiện tại, các vấn đề này đã thông thoáng hơn và nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội.

Theo tôi, nếu các nhà đầu tư trong nước chưa có kinh nghiệm, nên thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Họ có thể hiểu rõ thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài lẫn nhà đầu tư trong nước.

Quảng cáo

Từ sự hiểu rõ, nắm vững thông tin, họ sẽ có những tư vấn hữu ích và có thể theo 2 bên đến khi thương vụ thành công.

Tìm được nhà đầu tư giúp mình có “đẳng cấp”.

Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long

Trong 2 năm trước, các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào DN cụ thể nhiều hơn, nhưng hiện tại, họ nhìn vào dự án nhiều hơn.

Cụ thể, với Nam Long, nếu mấy năm trước, phần lớn nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua cổ phiếu, nhưng từ đầu năm đến nay, có nhiều nhà đầu tư Nhật đến tìm hiểu, quan tâm đến dự án và muốn trực tiếp đầu tư vào dự án nhiều hơn. Nhiều khả năng sẽ có thêm nhà đầu tư mới đầu tư vào các dự án của Nam Long.

Nam Long đã có nhiều thương vụ M&A, nhưng có thể lấy ví dụ về thương vụ với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC). Đây là nhà đầu tư chuyên nghiệp, nên thực hiện rất bài bản, khắt khe. Khi thương vụ thành công, Nam Long đã có được “đẳng cấp” nhất định và  các nhà đầu tư khác sẽ dễ dàng hơn trong quyết định đầu tư vào Nam Long.

Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản.

Ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc điều hành cấp cao Công ty Tư vấn Recof

Việt Nam là thị trường M&A lớn với DN Nhật Bản. Mặc dù gần đây số lượng các giao dịch M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam có phần sụt giảm, nhưng Việt Nam vẫn là thị trường M&A đầy tiềm năng, hấp dẫn.

Riêng với nhà đầu tư Nhật Bản, các DN cần phải kiên nhẫn và không tiếp cận các nhà đầu tư Nhật Bản thông qua nhiều cố vấn một lúc. Bên cạnh đó, nội dung công bố thông tin phải chính xác và nên thuê một cố vấn tài chính có trình độ, hiểu được sự khác biệt trong phong cách kinh doanh giữa DN Việt Nam và Nhật Bản.

Việc định giá cũng cần hợp lý hơn và nên nhớ rằng, giá không phải là yếu tố quan trọng nhất trong các giao dịch M&A và không nên chờ đợi thông tin thật đầy đủ mới đưa ra quyết định.

Cổ phần hoá là cơ hội tốt cho nhà đầu tư ngoại.

Ông Võ Hữu Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt

Chính phủ mới đây đã công bố danh sách hơn 400 DNNN sẽ thực hiện cổ phần hóa trong 2 năm tới. Với vai trò là nhà tư vấn hàng đầu về cổ phần hóa, chúng tôi nhận được khá sớm danh sách này.

Trong số này có hơn 20 DN lớn, chiếm tới gần 50% vốn của toàn bộ DN trong danh sách. Đáng chú ý là, các tên tuổi như, Vietnam Airlines, MobiFone... sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này cũng hứa hẹn sẽ tạo ra các thương vụ M&A có giá trị hàng trăm triệu USD.  Theo tôi,  các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn quan tâm đến lĩnh vực tài chính  -  ngân hàng. Nhà đầu tư Nhật có kinh nghiệm và rất thành công trong các thương vụ mua bán nợ xấu.

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/