Vinatex cần gần 9.722 tỷ đồng cho các dự án

Vinatex cần khoảng 9.722 tỷ đồng đầu tư cho các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, đây là nguồn vốn quá lớn và không dễ xoay sở.
Ảnh minh họa: Internet

Theo kế hoạch, năm 2014, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ triển khai 57 dự án đầu tư, bao gồm: 15 dự án sợi, 8 dự án dệt, 24 dự án may, 2 dự án bông trang trại… Trong đó có những dự án trọng điểm như: 2 nhà máy sản xuất vải yarn dyed (vải nhuộm sợi rồi dệt) công suất 12 triệu mét/năm; 2 nhà máy sản xuất vải solid dyed (nhuộm vải mộc) công suất 40 triệu mét/năm và chuỗi các nhà máy sợi với tổng quy mô 200.000 cọc sợi… 

Sau khi các dự án hoàn thành, năng lực nguyên, phụ liệu tăng thêm của Tập đoàn sẽ khoảng 7.000 tấn sợi, 1,1 triệu veston, 4.000 tấn vải dệt kim, trên 20 triệu mét vải dệt thoi… 

Tổng mức đầu tư cho các dự án là khoảng 9.722 tỷ đồng, riêng trong năm 2014 Tập đoàn dự kiến giải ngân khoảng 4.915 tỷ đồng. Theo ông Trần Quang Nghị - Tổng giám đốc Vinatex, đây là nguốn vốn đầu tư rất lớn và không dễ xoay sở.

Quảng cáo
Cũng theo ông Trần Quang Nghị, công tác đầu tư của Tập đoàn năm 2014 chủ yếu tập trung vào khâu vải, dệt nhuộm, các dự án này đòi hỏi nguồn vốn lớn, chậm thu hồi. Trong khi đó, vốn điều lệ của Tập đoàn hiện chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng cũng có nghĩa lượng vốn đi vay cho đầu tư là rất lớn.

Cùng chia sẻ vấn đề này, ông Lê Tiến Trường- Phó tổng giám đốc thường trực Vinatex - cũng cho biết, đầu tư cho các dự án nguyên, phụ liệu là rất quan trọng để tập đoàn có thể tận dụng tối đa lợi thế do TPP mang lại. Tuy nhiên, các dự án nguyên, phụ liệu, nhất là các dự án dệt nhuộm ngoài việc đòi hỏi vốn đầu tư lớn còn cần có đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật cao.

Để giải quyết bài toán vốn cho các dự án đầu tư nguyên phụ liệu, lãnh đạo Vinatex đã kiến nghị với Chính phủ, cho phép tập đoàn để lại nguồn tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong vòng 5 năm sau khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần nhằm hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư, nhất là với các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu.

Ngoài ra, lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng kiến nghị với Chính phủ tạo những có chế thuận lợi như giảm giá thuê đất, điều chỉnh hợp lý các tiêu chí về môi trường…nhằm thu hút đầu tư vào khâu dệt, nhuộm hoàn tất, gia tăng sức mạnh chuỗi liên kết sợi - dệt - nhuộm hoàn tất - may cho ngành dệt may Việt Nam.

Dự kiến đến cuối tháng 6/2014, Vinatex sẽ chính thức cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa, vốn điều lệ của Tập đoàn sẽ đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, 49% cổ phần sẽ được bán ra bên ngoài, Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần

Theo Báo Công thương

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/