Việt Nam được đưa những mặt hàng “nhạy cảm” vào Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tôm, gừng, mật ong, khoai lang…
Thị trường 24h: Việt Nam được đưa những mặt hàng “nhạy cảm” vào Hàn Quốc

Việt Nam đổi tỏi, ớt lấy xăng dầu, ô tô 

Ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ thị trường châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công thương cho biết, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức "nhạy cảm" trong nước như tôm, gừng, mật ong, khoai lang… 

Được biết, thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241%-420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc.

“Tại sao khi đàm phán với Hàn Quốc, Việt Nam muốn đổi tỏi, ớt, tôm cua cá lấy xăng dầu ô tô, sắt thép? Bởi vì, đối với các nước có trình độ phát triển công nghiệp, việc bảo hộ nông nghiệp là hàng đầu”, ông Tuyên lý giải.
Ô tô tăng giá vì cách tính thuế mới?

Theo tính toán của một nhân viên kinh doanh tại đại lý phân phối xe Ford tại Hà Nội với cách tính thuế cũ, chỉ tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá nhập về giá từ khi nhập khẩu đến tay người tiêu dùng tăng khoảng 20% bao gồm các loại phí, chi phí vận chuyển, kinh doanh... Trong khi nếu áp dụng cách tính mới theo đề xuất của Bộ Tài chính, giá sẽ tăng khoảng 30%. 

Đồng quan điểm, một nhân viên kinh doanh tại đại lý phân phối xe Mercedes cũng cho biết, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo đề xuất của Bộ Tài chính sẽ khiến giá xe tăng lên do phần thuế tăng lên. 

Trong khi đó, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế lại khẳng định, việc tính thuế theo cách mới không có nghĩa sẽ hình thành giá bán mới.
Thị trường hàng công nghệ điện tử có tiếp tục bùng nổ?

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường GfK TEMAX Việt Nam mới công bố, doanh thu thị trường hàng công nghệ điện tử trong nước đạt tới 36 nghìn tỷ trong quý đầu tiên của năm 2015, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong đó, tất cả 7 nhóm ngành hàng đều ghi nhận mức tăng trưởng dương, trong đó 6 nhóm đạt mức tăng 2 con số.

Theo đánh giá của GfK TEMAX, trong quý I vừa qua, thị trường hàng công nghệ điện tử Việt Nam đã có sự tăng trưởng một cách bùng nổ. Chính vì vậy, trong quý II này sẽ không mong đợi một sự bứt phá mạnh mẽ như vậy nữa.
Cuộc đua thâu tóm Vinamotor 

Ngay khi Bộ GTVT quyết định bán toàn bộ Vinamotor cổ phần nắm giữ tại Vinamotor, đã có tới 4 nhà đầu tư nộp hồ sơ muốn mua lại.

Trong số các ứng viên, có tới 3 doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề với Vinamotor là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam, CTCP Ô tô Thành Công Ninh Bình và CTCP Ô tô TMT và một ứng viên "ngoại đạo" là CTCP Đầu tư và phát triển Sacom.
Doanh nghiệp Việt sống nhờ gia công

Sau khi gia nhập WTO, không ít thương hiệu Việt từng nổi đình nổi đám trước đó, chấp nhận rời chiếc ghế ông chủ, chuyển sang làm thuê, gia công cho các tập đoàn nước ngoài đang đổ bộ vào thị trường Việt Nam. 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, các công ty đa quốc gia không chỉ có tài lực vững, chiến lược quản trị tốt mà họ luôn có những bước đi hết sức bài bản nếu có kế hoạch thôn tính hay hạ đối thủ. Thực tế cho thấy, nhiều DN trong nước đều có khả năng làm được hàng chất lượng cao khi làm gia công cho các thương hiệu ngoại.
Đại gia bán lẻ đẩy giá mặt bằng tăng vọt

Nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ đang tranh nhau vị trí đắc địa khiến giá mặt bằng cho thuê khu trung tâm Sài Gòn tăng 15-20%, thậm chí có nơi 30-40%.

Cụ thể như trường hợp phố Đồng Khởi nằm ngay sau lưng đường Nguyễn Huệ đang diễn ra tình trạng giằng co, tranh mặt bằng đẹp khiến phí thuê bị đội lên. 

Nhà mặt tiền trên tuyến phố này có mức giá thuê phổ biến 8.000-10.000 USD một căn mỗi tháng. Cá biệt một căn nhà phố Đồng Khởi có mặt tiền 4m, tổng diện tích 72 m2, cách Nhà hát Thành phố không xa tăng từ 9.000-10.000 USD một tháng lên hơn 11.000-12.000 USD vì nhu cầu thuê tăng đột biến.
Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu 

Giá xăng đã chính thức tăng thêm 1.200 đồng/lít vào tối 20/05, theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong để đảm bảo vấn đề điều chỉnh giá xăng được công khai minh bạch theo ông phải bỏ Quỹ Bình ổn xăng dầu và tăng cạnh tranh.

TS Phong cho rằng, quỹ Bình ổn xăng dầu của các doanh nghiệp không đồng đều, có doanh nghiệp còn có doanh nghiệp đã hết. Vì vậy nếu yêu cầu doanh nghiệp trích từ Quỹ bình ổn sẽ làm khó doanh nghiệp không còn Quỹ bình ổn.
Theo Nhịp sống Doanh nhân
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/