Vị thế “sân nhà” của doanh nghiệp Việt

(DĐDN) - Sau gần 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, đến thời điểm này có lẽ hầu hết các doanh nghiệp của ta đều đã thấm thía được thế nào gọi là cạnh tranh thời hội nhập.


Trung Nguyên đang ngày càng khẳng định được vị thế “chủ nhà” của mình trong cuộc chiến với các đối thủ ngoại

Để giữ vững được sự sống còn của mình trước sóng gió, các DN của ta cũng đã phải xông pha và cạnh tranh quyết liệt bằng nhiều cách thức khác nhau.

“Chông gai” trên sân nhà

VinamilkTrung NguyênVissaKinh ĐôViettel... những cái tên đang ngày càng khẳng định được vị thế “chủ nhà” của mình trong cuộc chiến với các đối thủ ngoại. Và trong tương lai, với chiến lược cạnh tranh bền bỉ, khôn ngoan sẽ còn nhiều cái tên khác mang thương hiệu Việt trở thành những đối thủ đáng gờm của bất kể đối thủ nào khi đặt chân vào thị trường VN. Tuy nhiên, để đi đến đích của con đường này còn nhiều chông gai mà các DN của ta sẽ phải vượt qua.

Hiện nay với các hoạt động cạnh tranh bằng việc tập trung vào giá và chất lượng, các DN nội đang từng bước thành công. Chỉ tính trong chương trình bình ổn, lượng sữa bột của 2 công ty sữa nội Vinamilk, Nutifood đã chiếm từ 30 - 50% thị trường. Ngoài ra, chất lượng sữa nội cũng không thua kém các loại sữa ngoại mà giá lại chỉ bằng 50% sản phẩm sữa ngoại nhập cùng loại. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ ngoại không phải DN nào cũng thành công như vậy. Thực tế đã có nhiều DN phải nhận thua ngay trên chính thị trường của mình. Thậm chí có những DN còn phải chấp nhận bán mình cho đối tác hoặc làm gia công cho đối thủ để tìm cơ hội sống sót.

Có thể thấy, việc làm gia công có thể giúp DN giải quyết tạm thời các vấn đề trước mắt khi mất lợi thế cạnh tranh nhưng về lâu dài thì đây không phải là cách làm khôn ngoan. Vấn đề của một DN Hóa Mỹ Phẩm nọ là một ví dụ. Vừa qua do thị trường khó khăn kéo dài Cty đã phải nhận làm gia công cho một đối thủ lớn để cải thiện tình hình trước mắt. Tuy nhiên, đến nay các sản phẩm mang thương hiệu của Cty đang mất dần lợi thế do bị cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất chính là các sản phẩm đến từ đối thủ mà Cty đang làm gia công. Nguy cơ mất thị phần đang gần kề mà CEO thì chưa biết nên rút khỏi gia công, duy trì sản phẩm cũ hay nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm khác để tránh sự cạnh tranh này. Với mong muốn cùng DN đi tìm giải pháp cho vấn đề này, trận đỉnh cao cuối cùng - số 52  của chương trình Chìa khóa thành công – CEO 2013 với chủ đề “Giải pháp vượt qua khủng hoảng – Chiến lược cạnh tranh” phát sóng vào lúc 10h sáng CN, ngày 30/03/2014 đã đưa vấn đề này lên để các Doanh nhân tìm lời giải đáp.

Xác định lợi thế

Các thành viên trong BGĐ có những ý kiến khá tương đồng với nhau. Thành viên thứ nhất cho rằng Cty nên tập trung vào sản phẩm cốt lõi và chỉ nhận một số đơn hàng gia công phù hợp. Thành viên thứ hai đồng ý duy trì gia công. Nhưng song song với đó phải: Đẩy mạnh truyền thông, phát triển thương hiệu; Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của Cty; Phát triển bộ phận nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường ngách. Nếu quá khó khăn thì liên kết với các đối tác nước ngoài và tiến hành ghiên cứu sản phẩm, thị trường, khách hàng để cho ra đời sản phẩm mới. Thành viên thứ ba muốn Cty tiếp tục gia công và xây dựng thương hiệu gia công cho mình. Về nặt dài hạn thì tính toán cho ra đời sản phẩm mới.

CEO đã đưa ra hướng giải quyết của riêng mình như sau: Về ngắn hạn vẫn duy trì gia công và tìm thêm các đối tác mới. Nếu gia công ổn định thì tách thành nhóm riêng. Bên cạnh đó phát triển sản phẩm chính của Cty và thúc đẩy bán hàng, có các chương trình khuyến mãi, mở rộng đại lý phân phối. Về trung hạn: Tập trung vào sản phẩm chính của Cty và thay đổi bao bì, nhãn mác những sản phẩm này. Về dài hạn: Cty cần tập trung đa dạng hóa sản phẩm theo chiều rộng; Cho ra đời những sản phẩm độc đáo, khác biệt và phát triển thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài. HĐQT hoàn toàn đồng ý với những giải pháp trên của CEO, ngoài ra nhấn mạnh thêm rằng trong lúc này Cty nên định vị lại giá trị cốt lõi của mình và tìm ra phương án để không lệ thuộc vào gia công. CEO cũng nên xác định hướng đi cụ thể cho thị trường ngách; xác định lợi thế cạnh tranh và nhất là phải bám sát chiến lược của Cty.                       

Chương trình Chìa Khóa Thành Công, phiên bản 2014 với tên gọi CEO SME sẽ lên sóng VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam vào đầu tháng 4/2014. Là phiên bản dành riêng cho các DNNVV, CEO SME 2014 sẽ xuất hiện với diện mạo và nội dung hoàn toàn mới. Đây sẽ là diễn đàn mở để CEO, các đối tượng liên quan trong DN cùng các chuyên gia quản trị cao cấp, các nhà tâm lý xã hội và toàn cộng đồng cùng tham gia và chia sẻ quan điểm, nhận thức của mình.

Để chia sẻ thêm với các DN khác về vấn đề này, xin mời quý vị gửi email 
về địa chỉ [email protected], hoặc xem lại chương trình 
tại website www.chiakhoathanhcong.vtv.vn; www.khoinghiep. org.vn

Lương Chi

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/