Ai mới đến Israel sẽ thấy người bản xứ thật thô lỗ. Người Israel sẽ
không ngại ngần khỏi bạn bao nhiêu tuổi hay khoe căn nhà, xe họ đi giá
bao nhiêu. Thậm chí người Israel còn nhận xét với những ông bố bà mẹ xa
lạ gặp trên đường hay trong của hàng bách hóa rằng không cho con cái ăn
mặc phù hợp với thời tiết.
Những quan niệm về người Do Thái- hai người Do Thái, ba ý kiến là
hoàn toàn chính xác với người Israel. Ai không thích sự thẳng thắn thái
quá này sẽ không có thiện cảm với người Israel, nhưng người không câu nệ
sẽ thấy thoải mái và xem đây là biểu hiện của sự chân thành.
Điều này còn đặc biệt thể hiện rõ trong cách người Israel gọi tên
nhau. Joh Medved, một nhà đầu tư mạo hiểm và là doanh nhân Israel cho
biết: “Bạn có thể hiểu được nhiều về bản chất một xã hội thông qua cách
người dân gọi tên giới lãnh đạo của họ. Israel là nước duy nhất trên thế
giới mà mọi nhân vật nắm quyền- bao gồm cả thủ tướng và các tướng lĩnh
trong quân đội- đều được mọi người, kể cả dân chúng gọi bằng biệt hiệu”.
Cụ thể, biệt danh của thủ tướng Benjamin Netanyahu và Ariel Sharon
lần lượt là “Bibi” và “Arik”. Một cựu lãnh đọa đản Lao động Binyamin
Ben-Eliezer có biệt danh là “Faud”. Vị tham mưu trưởng trong quân đội
Israel gần đây là Moshe Levi sở hữu biệt danh “Moshe VeHetzi” nghĩa là
Moshe- và- một-nửa, do ông này cao đến 1,98 mét. Nhiều cựu tướng lĩnh
khác trong lịch sử quân đội Israel cũng được đặt biệt danh như Rehavam
“Gandhi” Zeevi, David “Davo” Elazar và Rafael “Raful” Eitan.
Một nhà lãnh đạo nổi tiếng đảng Shinui, Yosef Lapid từng mang biệt
danh “Tommy”. Người ta không ngại dùng công khai những cái tên đặc biệt
này, thay vì chỉ nói sau lưng các vị quan chức. Điều này, theo lập luận
của Medved, chính là đại diện cho mức độ thân mật trong các mối quan hệ
của người dân Israel.
Thái độ và sự thân mật của người Israel còn được bắt nguồn từ nền
văn hóa khoan dung mà người Israel gọi là “Thất bại có tính xây dựng”,
hay “Thất bại thông minh”. Giới đầu tư Israel tin rằng nếu không thông
cảm với hàng loạt những thất bại này thì sẽ khó lòng đạt được sự đổi mới
thật sự.
Trong quân sự Israel, xu hướng xem xét các hiểu hiện- dù thất bại
hay thành công- trong huấn luyện, những lần tập trận mô phỏng, hay thậm
chí ngay trên chiến trường đều mang giá trị trung lập. Miễn là rủi ro
được giải quyết một cách thông minh và không bất cẩn thì người ta luôn
học hỏi được điều gì đó.
Như giải thích của giảng viên trường Kinh doanh Harvard (HBS), ông
Loren Gary, việc phân biệt rạch ròi giữa “một cuộc thử nghiệm được lên
kế hoạch kỹ lưỡng và việc ăn may” là rất quan trọng. Ở Israel, sự phân
biệt này càng thể hiện rõ trong lĩnh vực đào tạo quân đội. Một sĩ quan
huấn luyện không quân cho biết: “Chúng tôi không cổ vũ quá mức khi bạn
làm tốt, những cũng không giết chết bạn nếu chẳng may thất bại.”
Thật vậy, một nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy những doanh
nhân từng thất bại sẽ có cơ may thành công cao hơn 20% ở lần khởi nghiệp
tiếp theo của họ, đây là tỉ lệ cao hơn so với những người khởi nghiệp
lần đầu và không quá thua kém so với những doanh nhân từng đạt được
thành công trước đó. Trong cuốn Geography of Bliss (tạm dịch: Địa lý
hạnh phúc), tác giả Eric Weiner miêu tả một quốc gia có lòng bao dung
hơn với thất bại là quốc gia “của những người được tái sinh, nhưng không
phải với ý nghĩa tôn giáo”.
Điều này càng tỏ ra đúng đắn trong chính sách luật bảo hộ phá sản
và thành lập doanh nghiệp của Israel. Theo đó, nước này được xem là môi
trường tốt nhất Trung Đông và là một trong những nơi tốt nhất thế giới
để mở công ty mới, kể cả khi doanh nghiệp cũ của bạn bị phá sản. Điều
này có thể hiểu rằng người Israel luôn không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ
hội mới.
Theo Tri Thức Trẻ