Ngọn lửa ở công viên Chestnut Ridge
Sau thác nước ở khu bảo tồn Shale Creek phía nam Công viên Chestnut Ridge ở Bắc Pennsylvania, có một ngọn lửa tự nhiên kỳ lạ. Truyền thuyết kể lại rằng ngọn lửa này được người dân bản địa nhóm lên hàng nghìn năm trước. Mặc dù các nhà khoa học đã biết về dự trữ năng lượng tại công viên Chestnut Ridge (khí etan và propan), nhưng một nghiên cứu mới đây xác nhận rằng nền đá trong hang không đủ nóng và lớp sét ngầm dưới đất cũng chưa sâu đến mức khí ga có thể rò rỉ làm nhiên liệu cho ngọn lửa.
Lửa ở cánh đồng than Jharia
Ấn Độ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ 4 trên thế giới với nguồn đóng góp chính từ những đám cháy mỏ than lộ thiên. Thị trấn than đá Jharia là quê hương của một trong những mỏ than lớn nhất thế giới, hàng năm thải hàng nghìn tấn carbon đi-ô-xít vào khí quyển.
Việc khai thác than ở đây đã có từ cuối những năm 1800, đám cháy đầu
tiên được báo cáo vào 1920. Từ 1970 khi các công ty khai thác than
chuyển từ khai thác ngầm sang khai thác lộ thiên (làm than đá bị phơi ra
trong không khí có Oxy và dễ bốc cháy) thì nạn cháy mỏ than trở nên
nghiêm trọng. Than đá bitum thậm chí có thể tự bốc cháy ở 40oC (104oF).
Khi đám cháy đủ lớn, chúng thiêu rụi cả mặt đất làm tất cả nhà cửa,
thậm chí đường ray cũng bị phá hủy. Vào năm 1995, lửa cháy âm ỉ dưới
lòng đất đã lan tới bờ sông làm sập tường chắn, gây ngập úng bãi khai
thác và làm chết 78 công nhân mỏ.
Lửa trong đền Jwalamukhi
Có rất nhiều truyền thuyết về những ngọn lửa tự nhiên, nhưng không có truyền thuyết nào lại tàn bạo như của người Hindu về ngọn lửa bất diệt ở đền Jwalamukhi. Người ta kể lại rằng Prajapati Daksha đã làm nhục con gái là Sati trong một bữa tiệc, làm cho cô công chúa rất buồn bực và tự thiêu để khỏi phải chịu tủi hổ. Để trả thù cho người tình, thần chết Shiva chặt đầu Daksha và đi chu du khắp thiên hạ với cơ thể cháy rụi của người yêu quá cố. Cuối cùng, Thần Vishnu đã cắt cơ thể của Sati thành nhiều mảnh và rải ra khắp mặt đất. Lưỡi của cô rơi trúng vào đền Jwalamukhi và tập trung toàn bộ sức mạnh của cô thành một ngọn lửa.
Vì vậy, đền Jwalamukhi thờ vị Nữ thần Ánh sáng. Ngôi đền nằm cách
thành phố Dharamshala, Ấn Độ khoảng 50 km, khi tới đây, du khách có thể
thấy những ngọn lửa màu xanh cháy nhờ khí ga tự nhiên trong đường dẫn
vào núi. Trong đền không có tượng thần mà chỉ có ngọn lửa được thờ cúng.
Núi lửa Mount Wingen
Những đám than cháy ngầm dưới lòng đất tạo nên núi lửa Mount Wingen gần thị trấn Wingen, New South Wales, Australia. Nguyên nhân có thể do sét đánh hoặc than tự bốc cháy. Người dân ở đây cho biết đỉnh núi này đã cháy liên tục trong 6000 năm. Các nhà cổ sinh học cho rằng đây có thể là hiện tượng than cháy lâu nhất trong lịch sử.
Mỗi năm đường lửa cháy lan rộng khoảng 1m về phía Nam, đám cháy này
đã lan ra ít nhất 6km kể từ khi nó hình thành. Với tốc độ này, trong
vòng 255.000 năm tới nó sẽ lan tới ngoại ô Sydney với khoảng cách 280km.
Ngọn lửa bất diệt của Baba Gurgur
Ngọn lửa này nằm giữa trung tâm cánh đồng dầu mỏ ở Iraq được tạo nên bởi khí ga tự nhiên rỉ qua lớp đá cứng. Người dân địa phương nói rằng những người chăn cừu đã sử dụng ngọn lửa này để sưởi ấm trong những tháng rét mướt. Truyền thuyết còn cho thấy những thai phụ mong sinh con trai thì nên đến thăm ngọn lửa này. Ngọn lửa Baba Gurgur có thể là nguồn gốc câu chuyện Hỏa lò trong Kinh thánh: Nhà Vua Nebuchadnezzar đã ném ba môn đệ Do Thái vào Hỏa Lò vì không chịu cúi đầu trước bức tượng thần vàng.
Trong hàng nghìn năm, người dân bản địa đã sử dụng nhựa đường tự nhiên ở Baba Gurgur để làm nhà, đường xá và vào những việc khác. Những ngọn lửa có thể được nhìn thấy từ cách xa hàng dặm, khách du lịch đến cũng có thể nhìn thấy chúng từ thành phố Kirkuk. Những ngọn lửa này cũng thải ra khí hidro sulfua gây chết người, vì vậy khách du lịch đến thăm nơi đây sẽ thấy biển báo hiệu phải đứng đầu gió để không hít phải khói độc.