Theo BTC, tàu đắm Cà Mau được ngư dân phát hiện vào năm 1998 tại vùng biển huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Qua các cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước hoàn toàn do kinh phí trong nước đã đưa lên được hơn 130.000 hiện vật, chủ yếu là đồ gốm sứ, các đồ dùng của thủy thủ đoàn bằng gỗ, đá, kim loại... từ con tàu đắm Cà Mau.
Ngoài ra, Bảo tàng thành phố Cần Thơ còn giới thiệu và triển lãm hàng 100 bức ảnh và tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng bộ ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng.”
Triển lãm giúp công chúng hiểu biết một cách có hệ thống và sâu sắc hơn về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử dân tộc. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào và lòng biết ơn các thế hệ tiền nhân đã có công mở mang, khai thác, quản lý một vùng lãnh thổ của đất nước, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay nhận thức rõ về ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Đặc biệt, Bảo tảng TP. Cần Thơ còn tổ chức ra mắt Trạm vệ tinh Ngân
hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam .Trạm vệ tinh được
đầu tư xây dựng tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ gồm ba phòng: Phòng
trình chiếu phục vụ cộng đồng, phòng truy cập theo nhu cầu cá nhân và
phòng kỹ thuật.
Triển lãm mở cửa đến ngày 15/12.
Một ít vật dụng do ngâm lâu dưới nước, thời gian,... nên đã úa màu
Đông đảo các em học sinh và khách tham quan đến xem triển lãm
Các khách tham quan đặc biệt quan tâm đến các hiện vật trong con tàu đắm ở Cà Mau
Dân trí