Trang mới trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

Năm 2017 đánh dấu mốc 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc và 2 năm Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VK FTA) có hiệu lực, mở ra cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp 2 nước; thúc đẩy hợp tác đầu tư, giao lưu công nghệ và nhân lực.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa

Tăng trưởng đáng kể

Tại Hội thảo Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vận dụng FTA Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra sáng 17/10, Tổng Giám đốc cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội (KOTRA Hanoi) Park Chul Ho nhận định, so sánh giao dịch thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam trước thời điểm ký kết Hiệp định FTA với thời điểm hiện nay đã có nhiều thay đổi và phát triển tích cực.

Năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 12 tỷ USD, trong đó, các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp thuần Việt chiếm 3 tỷ USD tập trung ở các nhóm, ngành hàng nông, lâm, thủy sản. Cũng theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, tính đến hết năm 2016, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Các mặt hàng Hàn Quốc và Việt Nam cam kết cắt giảm thuế đều có mức tăng trưởng tốt sau khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực. Đặc biệt tính đến hết tháng 9.2017, ngành hàng cao su tăng 68,9%, thủy sản tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương mại song phương tăng trưởng đáng kể trong hơn 2 thập kỷ qua lên gần 87 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 43,4 tỷ USD năm 2016.

Tuy nhiên ông Park Chul Ho cũng cho rằng, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Hàn Quốc còn thấp so với xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam, nên việc hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam hiểu và vận dụng tốt hơn Hiệp định FTA giữa hai nước trong việc giao dịch với các đối tác Hàn Quốc là vô cùng cần thiết.

Các chuyên gia tại hội thảo đã chia sẻ quy trình và những điểm lưu ý trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của FTA cũng như trong việc áp dụng thuế suất ưu đãi FTA để hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng VKFTA hiệu quả và hợp lý, từ đó thúc đẩy giao lưu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Từ lợi ích doanh nghiệp

Giám đốc Công ty cổ phần phân phối HAPRO Phạm Công Thạch chia sẻ, trong những năm vừa qua, Công ty đã xuất, nhập khẩu một số mặt hàng của Hàn Quốc về để phân phối trong hệ thống của Công ty HAPRO, đặc biệt là kết nối giao thương mặt hàng hoa quả và nước uống của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, số lượng xuất khẩu còn hạn chế mà chủ yếu nhập khẩu là chính. Hiệp định FTA đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu thuận lợi hơn, các mặt hàng tính thuế cũng giảm đi, đặc biệt mặt hàng về hoa quả thuế hầu như về 0%, các công ty Hàn Quốc cũng hỗ trợ nhiều trong việc bảo quản hàng hoá.

Thế nhưng việc khó tiếp cận FTA thì không chỉ doanh nghiệp của ông Thạch gặp phải mà các doanh nghiệp khác cũng đang “rối” ở điểm này. Đơn cử như việc xin C/O còn nhiều vướng mắc, thủ tục hải quan cũng rắc rối. Ông hy vọng sắp tới sẽ đơn giản hóa thủ tục hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đồng thời Hàn Quốc cũng nên mở rộng thị trường nhập hàng từ Việt Nam nhiều hơn.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên DMA Nguyễn Tuấn Tiến cho rằng, nếu chưa có ưu đãi của Hiệp định FTA thì giá của sản phẩm cũng chưa đủ để cạnh tranh nên rất khó để kinh doanh có hiệu quả, mặc dù chất lượng sản phẩm cũng như công nghệ áp dụng trên các sản phẩm Hàn Quốc là khá tốt, thời gian nhập về cũng nhanh hơn so với các sản phẩm từ châu Âu.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bùi Huy Sơn cho biết thời gian qua Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác Hàn Quốc triển khai cơ chế rà soát, thúc đẩy để thực hiện các nghị định. Tuy nhiên để tận dụng tối đa các cơ hội từ Hiệp định VKFTA thì không chỉ là nỗ lực từ các cơ quan chính phủ, mà các doanh nghiệp cũng cần tích cực chủ động tìm hiểu thị trường.

Và những nỗ lực chỉ bảo đảm thành công khi các doanh nghiệp biết vận dụng những lợi thế đó để đầu tư kinh doanh. Với quyết tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp, mục tiêu đạt kim ngạch hai chiều 70 tỷ USD vào năm 2020 là hoàn toàn có cơ sở.





Theo Nguyễn Thủy/daibieunhandan.vn

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/